Nhập viện vì “hội chứng đêm tân hôn”

,
Chia sẻ

Nhiều đôi sau kết hôn rơi vào trạng thái "bệnh tật". Theo các chuyên gia, đó là "hội chứng đêm tân hôn".

Quý ông thì... không nhấc nổi tay lên
 
Anh Phạm Quốc Việt (Đông Hưng, Thái Bình) vừa cưới vợ ngày 9/10, đến ngày 11/10 lên Hà Nội  làm vệc là anh đã phải đi viện ngay vì người nhức mỏi, tay phải đau không nhấc nổi.
 
Kết quả bác sĩ cho biết anh bị đau vì chèn dây chằng vai do có vật tì. Anh nhẩm tính anh không mang vác nặng, không bị ngã. Anh thành thật kể mình vừa trải qua đêm tân hôn nên bác sĩ chỉ cười nói anh bị... "hội chứng đêm tân hôn".
 
Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình Phùng Khắc Vũ – Bệnh viện Quân dân Miền Đông, TP. HCM  tâm sự, ông thường xuyên gặp những bệnh nhân chỉ sau đêm tân hôn đã tìm đến bệnh viện vì triệu chứng đau vai, tay không nhấc lên được.
 

Bác sĩ Vũ cho biết, những triệu chứng này thường gặp ở nam giới, cánh tay bị "xỉu", không cử động được. Nguyên nhân là do khi đi ngủ, vợ gối tay hoặc nằm nghiêng quá lâu dẫn đến chèn ép cấp tính sợi thần kinh. Đa phần những tổn thương này đều tự hồi phục sau mấy ngày. Nó không ảnh hưởng nhiều nhưng lại khiến cho cánh mày râu cảm thấy lo lắng, bất lợi trong nhiều việc.

Một bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết ông gặp khá nhiều, có trường hợp cánh tay không nhấc nổi đến hàng tuần. Các bác sĩ chấn thương, chỉnh hình khuyên quý ông sau khi kết hôn không nên nằm nghiêng, tạo ra một tư thế ngủ thật tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Quý bà thì... stress nặng

Nhiều phụ nữ sau khi kết hôn rơi vào trạng thái stress nặng vì những xung đột trong gia đình. Nguyễn Khánh Hiền (23 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) lấy một người chồng con nhà giàu. Hiền đã tưởng tượng sau khi kết hôn cô sẽ có tất cả, cô sẽ thành bà chủ của một cửa hàng trên phố Văn Cao. Sau khi cưới được 4 ngày, gia đình phía nhà chồng Hiền đã họp và nhất trí cho hai vợ chồng Hiền ra ngoài ở riêng với một căn phòng chật chưa đầy 20 m2 gần khu vực xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm.

Khi nghe quyết định đó Hiền đã không tin vào tai mình, mọi ý nghĩ, tham vọng của cô sụp đổ hoàn toàn. Hiền trở nên mất niềm tin và chán nản. Cô bỗng lạnh lùng, cáu gắt, xa lánh mọi người. Lâu dần, Hiền không ăn uống được gì nên cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược.

Sau đó Hiền được chồng đưa đến chuyên gia tâm lý để xin tư vấn. Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn) cho biết, cô bị sang chấn tâm lý đột ngột, mất thăng bằng.

Đối với phụ nữ sau khi kết hôn, hầu hết ai cũng bị ảnh hưởng tâm lý. Thông thường xảy ra sau tuần trăng mật, trường hợp xảy ra ngay trong tuần trăng mật chiếm số ít hơn. Ông Chất cho biết, số phụ nữ bị stress tân hôn ngày càng tăng. Lý giải điều này, ông cho biết do tâm lý của nhưng cô gái thời nay khi đi lấy chồng chỉ biết có chồng, "nhìn mọi thứ chỉ thấy màu hồng mà chưa nhìn thấy gai của hoa hồng".

Sau khi kết hôn người con gái phải đối diện với cả gia đình nhà chồng, sự khác biệt về văn hóa gia đình, cách sống khiến cho nàng dâu dễ bị stress. Nhiều trường hợp bị stress nặng dẫn đến mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy từng trường hợp sẽ có cách điều trị tâm lý khác nhau, stress nặng sẽ rất khó cải thiện, để lâu có thể mắc các bệnh về thần kinh.

Những nàng dâu bị stress, người chồng và gia đình nên tạo điều kiện thoải mái nhất, nên chọn những nơi thông thoáng, yên tĩnh, hưởng thụ môi trường tự nhiên để tâm lý được thoát ra, sẽ giảm stress rất hữu hiệu. Mặt khác, trước khi đi đến hôn nhân người chồng cũng nên tạo điều kiện cho vợ tương lai được tìm hiểu kỹ về gia đình mình như: trò chuyện về tính cách của từng thành viên trong gia đình để tránh những xung đột sau hôn nhân.

Về phía nàng dâu nên chuẩn bị kỹ về mặt ứng xử với gia đình nhà chồng. Ông Chất cho rằng nàng dâu thời nay chỉ quan tâm đến người chồng và chỉ chuẩn bị cho riêng ngày cưới còn sự chuẩn bị cho sau cưới thì rất hiếm. Khi bị ức chế, người vợ không nên dày vò chồng dễ xung đột tình cảm vợ chồng.
 
Theo KH&ĐS 
Chia sẻ