Nhận biết và cách chữa trị nấm móng

,
Chia sẻ

Nấm móng là bệnh mạn tính, lây trực tiếp, việc điều trị thường kéo dài và dễ tái phát.

Biểu hiện của bệnh thường đa dạng và phức tạp, vì nguyên nhân gây bệnh là do nhiều loại nấm khác nhau như nấm dermatophyte, nấm candida, nấm mốc có tên khoa học là Seopulariopsis và Hendersonula...

Ở giai đoạn sớm bệnh thường nhẹ, nếu để lâu, tổn thương móng sẽ trầm trọng hơn. Bệnh không tự khỏi, có thể tồn tại hàng chục năm, lây lan từ móng này sang móng khác, nếu để lâu sẽ lan hết các móng, cả móng tay và móng chân.

Cảnh giác với bệnh mấn móng

Nếu nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc  thứ phát.

Tổn thương trắng trên bề mặt móng là dạng đặc trưng của nhiễm dermatophyte do Trichophyton mentagrophytes.

Nếu nhiễm ở phần gốc dưới móng mà xuất phát từ phần gần của móng, biểu hiện viêm quanh móng mạn tính là do vi nấm candida.

Trường hợp loạn dưỡng toàn móng là một dạng biểu hiện loạn dưỡng móng sau cùng với tổn thương toàn bộ móng, là hậu quả của nhiễm các dạng nấm đã nêu trên.

Có thể điều trị tại chỗ bằng cách loại bỏ phần móng nhiễm bệnh, sau đó dùng thuốc bôi tại chỗ cho đến khi móng mọc trở lại.
 

Về phòng bệnh, trước hết luôn giữ tay và chân khô và sạch, tránh sang chấn.


Thuốc bôi thường dùng hiện nay là Clortrimazole với tên thương mại là Canesten, Candid hay Terbinafine HCl với tên thương mại là Lamisil, Hifen Cream.

Ngoài thuốc bôi tại chỗ  còn phải sử dụng thuốc uống. Thuốc dùng hiện nay là Itraconazole với tên thương mại là Canditral, Sporal.

Nếu uống liên tục thì dùng với liều 200mg/ngày, uống trong 6 - 12 tuần; Hoặc dùng điều trị theo thời gian ngắt quãng thì dùng với liều 200mg x 2 lần trong ngày, uống trong tuần, nghỉ 3 tuần, sau đó lặp lại 1 tuần như trên nếu là nấm móng tay, nếu là móng chân thì lặp lại thêm đợt tiếp theo, tức là 2 đợt cho móng tay và 3 đợt cho móng chân.
 

Về phòng bệnh, trước hết luôn giữ tay và chân khô và sạch, tránh sang chấn. Mang găng khi làm việc nơi ẩm ướt kéo dài, thay găng  mỗi ngày. Cắt ngắn móng, đều đặn, theo hình dáng sinh lý của ngón, không nên để quá dài, không sử dụng chung các dụng cụ cắt tỉa móng, mang giày và tất vừa với cỡ chân…

 
Theo BS Trần Quốc Long
Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện
Bee
Chia sẻ