Nhà tuyển dụng hỏi: “Thời Đại học, bạn từng yêu chưa?” – Người EQ thấp giận tím mặt, trong khi người EQ cao đối đáp khéo léo thế này!

Ứng Hà Chi,
Chia sẻ

Câu hỏi khó nhằn khiến ứng viên toát mồ hôi.

Phỏng vấn là một phần quan trọng trong việc tuyển dụng nhân tài. Để tuyển dụng được nhân viên lý tưởng, nhiều công ty đã đưa ra câu hỏi hay, câu hỏi khó để thử trí tuệ IQ lẫn EQ. Dù bạn là sinh viên mới ra trường đi làm hay người đã có kinh nghiệm lâu năm vẫn có thể phải đổi mặt với những câu hỏi tuyển dụng có phần khó hiểu.

Trong các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn dựa vào khu vực, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, ngoại hình,... để tìm ra ứng viên sáng giá. Có những vị trí công việc cần ngoại hình, chiều cao, khả năng giao tiếp. Nhưng cũng có vị trí chỉ cần làm tốt chuyên môn.

Nhà tuyển dụng hỏi: “Thời Đại học, bạn từng yêu chưa?” – Người EQ thấp giận tím mặt, trong khi người EQ đối đáp khéo léo thế này!- Ảnh 1.

Ngoài các vấn đề nêu trên, tình trạng hôn nhân cũng là điều được nhà tuyển dụng quan tâm. "Bạn đã kết hôn chưa?" Bạn có con chưa?" Bạn đang có ý định sinh con thứ hai? Mục tiêu nghề nghiệp tương lai của bạn là gì?", "Sao bạn lớn tuổi nhưng chưa lập gia đình?" ,... Đây là câu hỏi được nhiều nhà nhân sự hỏi các ứng viên. Tuỳ vào câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu được mức độ ưu tiên công việc trong thời gian tới của bạn.

Mới đây, trên Toutiao (MXH Trung Quốc) còn xôn xao câu hỏi tuyển dụng dành cho ứng viên: "Bạn đã từng yêu khi còn học đại học chưa? Hay bạn đã từng theo đuổi hay phải lòng ai chưa?".

Nếu ai đó trả lời là "chưa từng" rất có thể bị công ty từ chối tuyển dụng. Người phụ trách nhân sự của công ty đưa ra câu hỏi trên cho biết: “Những người có trải nghiệm cảm xúc có khả năng hoạt động tiếp thị tốt hơn từ góc độ của người tiêu dùng".

Trên thực tế, nhiều nhà tuyển dụng tập trung vào trí tuệ cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và khả năng thích nghi của ứng viên. Chính vì vậy, những câu hỏi hơi riêng tư về gia đình, hôn nhân có ý nghĩa nhất định đối với một số ngành và vị trí nhất định.

Ví dụ, các vị trí tài chính, vị trí liên quan đến các cơ quan nhà nước sẽ chú ý nhiều hơn đến hoàn cảnh gia đình của ứng viên. Điều này ở một mức độ nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn khi gặp phải những cám dỗ trong thực tế.

Nhà tuyển dụng hỏi: “Thời Đại học, bạn từng yêu chưa?” – Người EQ thấp giận tím mặt, trong khi người EQ đối đáp khéo léo thế này!- Ảnh 2.

Hàng loạt câu hỏi "hack não" khác

Bên cạnh câu hỏi hóc búa trên, khi tham gia phỏng vấn xin việc, bạn còn có thể gặp nhiều câu khó nhằn hơn từ nhà tuyển dụng.

Chẳng hạn khi được hỏi "Bạn thích điều gì nhất ở công ty?" , bạn đừng chỉ trả lời về thu nhập, chế độ phúc lợi, môi trường mà hãy khéo léo liên hệ với kỹ năng bản thân. Bạn có thể chia sẻ một số kỹ năng là thế mạnh, sau đó liên hệ với những yêu cầu, dự án của công ty. Cách trả lời thông minh này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Còn nếu bị hỏi: "Bao giờ bạn có thể bắt đầu?", bạn đừng quá lo sợ hay vội vàng đáp "Bất cứ lúc nào" . Những người có EQ cao lại trả lời một cách khéo léo, thể hiện sự chuyên nghiệp và chu đáo. ‌Với câu hỏi này, người tìm việc nên thể hiện rõ ràng sự yêu thích và kỳ vọng của mình đối với công việc. Bạn có thể trả lời: "Tôi rất mong được gia nhập công ty vì tôi tin rằng đây sẽ là nơi phù hợp để tôi phát triển và có một môi trường tốt giúp tôi bộc lộ năng lực".

Bên cạnh đó, người tìm việc cần thể hiện sự chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm. Bạn có thể nói: "Tôi rất coi trọng công việc này và tự tin vào năng lực chuyên môn. Do đó, tôi sẽ cố gắng để thích nghi với môi trường mới và cống hiến hết mình cho công việc" .

"Bạn sẽ miêu tả màu vàng như thế nào đối với một người mù?" . Đây là câu hỏi được nhà tuyển dụng đưa ra trong một cuộc phỏng vấn gay cấn. Với câu hỏi này, bạn nên đối đáp: "Tôi sẽ bảo miêu tả cho họ cảm giác mặt trời chiếu qua rừng và chiếu vào cơ thể, thật ấm áp".

Nhà tuyển dụng đánh giá cao phần trả lời này, cho rằng ứng viên biết cách cụ thể hóa những thứ trừu tượng và có khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Câu trả lời cũng phần nào thể hiện ứng viên có chỉ số EQ cao, nhanh nhạy đối đáp.

Chia sẻ