Nhà tuyển dụng: "Con gà ban đầu đẻ 5 quả trứng/ tuần, hỏi sau 1 tháng đẻ bao nhiêu quả?", ứng viên trả lời với EQ đỉnh cao và được nhận luôn vào làm!
Với phần lớn các nhà tuyển dụng, khi bằng cấp hay kinh nghiệm của ứng viên ngang bằng nhau thì EQ chính là yếu tố để lọc ra "người được chọn" cuối cùng.
Để trở thành nhân viên chính thức, đa số ứng viên đều phải trải qua vòng phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với phía nhà tuyển dụng. Có nhiều người lao động nhận xét phỏng vấn mới là thử thách khó nhằn nhất trong suốt quá trình xin việc. Bởi lẽ nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều câu hỏi lắt léo, nhằm đánh giá kỹ năng xử lý tình huống, chỉ số IQ và đặc biệt là chỉ số EQ của ứng viên.
Đơn cử như trường hợp mới đây của anh Tiêu khi đi xin việc tại một công ty nổi tiếng của Trung Quốc. Qua hàng loạt bài kiểm tra cam go, chỉ còn 3 ứng viên lọt vào phỏng vấn cuối cùng, bao gồm cả anh Tiêu.
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi: "Con gà ban đầu đẻ được 5 quả trứng/ tuần. Hỏi sau một tháng, con gà đẻ được bao nhiêu quả trứng?". Họ nhấn mạnh đây là câu hỏi thử thách EQ.
Sau khi nhận được yêu cầu, hai ứng viên còn lại đều nhanh chóng đưa ra đáp án. Họ đã dùng kiến thức Toán học giải thích với nhà tuyển dụng: Con gà ban đầu đẻ được 5 quả trứng/tuần. Vậy sau một tháng con gà đẻ được: 5 x 4 = 20 (quả trứng).
Cả hai ứng viên đều thầm nghĩ vị trí công việc đã thuộc về mình. Tuy nhiên, suy nghĩ này đã nhanh chóng biến mất khi nhà tuyển dụng tỏ ra không hài lòng với câu trả lời "20 quả trứng".
Người cuối cùng còn cơ hội "đi tiếp" tại buổi phỏng vấn là anh Tiêu. Tuy đây là lần đầu tiên anh Tiêu nhận được câu hỏi tuyển dụng kỳ quặc như vậy, song anh cũng có đáp án cho riêng mình.
Anh ta nhận định: "Đáp án có thể là 20 quả trứng, nhiều hơn 20 quả trứng hoặc cũng có thể chỉ là 5 quả trứng. Câu hỏi này từ phía anh cho thiếu dữ kiện đề bài. Bởi lẽ chẳng may con gà đó chết hoặc những tuần sau đó, nó đẻ được hơn 5 quả trứng thì sao? Câu trả lời của tôi là không có đáp án chính xác cho câu hỏi này".
Với câu trả lời thông minh, anh Tiêu đã được nhận vào vị trí công việc ngay sau đó. Trên thực tế, câu hỏi cũng chính là bài kiểm tra EQ và tâm lý của ứng viên. Đôi khi kết quả chưa phải là điều quan trọng nhất, mà cách giải quyết vấn đề như thế nào mới gây ấn tượng mạnh trước nhà tuyển dụng.
Với câu trả lời của mình, Tiêu được nhà tuyển dụng đánh giá cao về kỹ năng phân tích vấn đề, dám đi ngược lại góc nhìn của số đông để đưa ra phán đoán cuối cùng. Đây cũng chính là yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm, chứ không phải một người nhân sự đánh giá mọi việc theo suy nghĩ một chiều, rập khuôn và máy móc.
Nguồn: Sohu