Nhà Hà Nội, người Hà Nội
Những góc nhìn về người Hà Nội trong những khu phố cổ qua lăng kính một nhà trí thức ngoại 70 đã ở Hà nội hơn nửa thế kỷ. Dành riêng cho độc giả aFamily dịp cuối tuần.
Tôi ở Hà Nội đã hơn nửa thế kỷ nhưng không thể tự nhận mình là người Hà Nội được. Thứ nhất là tôi không có quê quán ở vùng ven Hà Nội, thứ hai là tôi không có một ngôi nhà ở của ông cha để lại nằm trong khu phố cổ, thứ ba là từ lời ăn tiếng nói, cách cư xử đến kiểu tiêu dùng không giống với người Hà Nội.
Thực ra thì tính cách của những người vốn có cha mẹ, ông bà đã là người Hà Nội và hiện nay cỡ sáu bảy chục tuổi - người đương thời - không biểu hiện rõ được tính cách như ông cha của họ - Người Hà Nội. Những mỹ từ" văn minh, thanh lịch" nói bấy lâu nay trên đài báo dành cho người Hà Nội chưa nêu bật được cái khác của giữa những người Hà Nội với những người tứ xứ kéo đến ở đất Hà Thành. Cả những thú gọi là văn hoá ẩm thực.v.v... nêu trong sách báo bấy lâu vẫn chưa toát lên được những gì là cốt cách, cơ bản khác với những người lịch lãm ở nơi khác. Nhẹ nhàng, kín đáo, lịch sự, tế nhị, hơi bảo thủ một chút và không hề khoe khoang, không thích hào nhoáng là tính cách phổ biến của người Hà Nội. Tôi có nhận xét như thế vì đã có dịp gần gũi và sống chung với một trong những gia đình Hà Nội chính gốc, khi chúng tôi mới trở về Hà Nội trong những năm đầu của thập kỷ 50 ở thế kỷ trước.
Bà chủ nhà là người gốc Tây Mỗ, xưa cũng là ngoại thành Hà Nội. Từ năm đời nay, các cụ đã vào nội thành làm ăn, buôn bán. Nói là buôn bán nhưng kỳ thực là mở một cửa hàng bán thuốc và kê đơn, chữa bệnh cho trẻ con. Cụ nội bà là thày lang nổi tiếng, không hiểu được truyền lại phương thuốc chữa bệnh trẻ em từ đời nào, song rất có tín nhiệm gần xa. Vậy là bán thuốc gia truyền. Ngôi nhà ở giữa phố cổ, chiều rộng mặt nhà không quá ba mét, sâu hút vào trong. Hính thức của nó đại để giống như những ngôi nhà trong tranh của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, nghĩa là hai tầng, mái ngói rêu phong, cửa sổ tầng trên nhỏ xíu và toàn ngôi nhà thì cũ kỹ.
Phố Tô Tịch - Tranh Bùi Xuân Phái
Cũ nhất có lẽ là chiếc cầu thang gỗ, độ dốc hơi lớn, bởi tiết kiệm diện tích đi lại. Lên cầu thang, đố ai bước mà không phát ra tiếng cọt kẹt. Về tiết trời nồm, sờ vào tay vịn cầu thang mà phát sợ vì đọng nhiều hơi nước, ẩm ướt lắm. Trong nhà lúc nào cũng im ắng, kể cả lúc gia đình tụ họp đông đủ nhất. Mỗi người nói khẽ một chút, đi nhón chân một chút là cách sống của những người trong gia đình này. Không phải họ sợ ai, mà sợ chính sự ồn ã không cần thiết.
Tiếng nói và cách dùng chữ của người Hà Nội gốc không nhất thiết phải chuẩn mực như cách viết. Có thể là muốn nói nhẹ đi, dịu đi, ngay cả khi mắng mỏ. Bà chủ nhà tôi thường nói sống áo thay vì quần áo, giống má thay vì chó má. Bà bảo: Nói quần áo nó dung tục, tôi chẳng bao giờ nói như vậy.
Có một người khách đến chơi, con dâu phải pha ba tách nước, đặt đàng hoàng hai trong ba tách ấy theo chiều thuận tay phải của chủ và khách. Thế còn tách thứ ba? Không cho ai cả. Bà bảo, rót hai tách là bất lịch sự. Còn khi mời nước phải rót trước mặt khách để cho khách biết là nước mới pha, chứ không phải là bị uống ấm pha dở. Khi rót nước, nhất thiết phải từ từ, chúc vòi ấm vào gần mép tách để không sủi bọt và không phát ra tiếng kêu. Kể ra, thật phức tạp, nhưng cũng thật lịch lãm và có lý.
Tiếng nói và cách dùng chữ của người Hà Nội gốc không nhất thiết phải chuẩn mực như cách viết. Có thể là muốn nói nhẹ đi, dịu đi, ngay cả khi mắng mỏ. Bà chủ nhà tôi thường nói sống áo thay vì quần áo, giống má thay vì chó má. Bà bảo: Nói quần áo nó dung tục, tôi chẳng bao giờ nói như vậy.
Có một người khách đến chơi, con dâu phải pha ba tách nước, đặt đàng hoàng hai trong ba tách ấy theo chiều thuận tay phải của chủ và khách. Thế còn tách thứ ba? Không cho ai cả. Bà bảo, rót hai tách là bất lịch sự. Còn khi mời nước phải rót trước mặt khách để cho khách biết là nước mới pha, chứ không phải là bị uống ấm pha dở. Khi rót nước, nhất thiết phải từ từ, chúc vòi ấm vào gần mép tách để không sủi bọt và không phát ra tiếng kêu. Kể ra, thật phức tạp, nhưng cũng thật lịch lãm và có lý.
Còn cái sự mời mọc trong bữa ăn thì chẳng phải bàn vì họ quan niệm có mời, có ăn. Để người ta tự gắp là mình bất lịch sự (!). Người Hà Nội chính gốc rất căn cơ và tiêu pha hợp lý, không hình thức và sĩ diện hão. Cần thiết thì đắt mấy cũng tiêu nhưng chưa cần thì rẻ mấy cũng không sắm. Đồ đạc trong nhà - trừ những gia đình sưu tầm đồ cổ - không nhiều và đơn sơ.
|
Nhà cổ Hà nội - ảnh Flickr
Điều đáng khâm phục là trong gia đình của người Hà Nội, việc giáo dục con cái rất được coi trọng. Hiếm thấy gia đình nào có con cái hư hỏng, không ăn lời bố mẹ. Chính bà goá tôi nói ở đây có ba người con trai mà tất cả đều ngoan ngoãn, nghe lời mẹ răm rắp. Họ đều thành đạt: người là giáo sư, người làm giám đốc cơ quan, người làm hiệu trưởng trường trung học. Nói chung người Hà Nội sống bình dị, không thích sắm sửa phung phí, ngay cả khi thời nay, muốn mua gì cũng có.
Có thể qua đây mà lý giải được vì sao người Hà Nội cứ ở mãi khu phố cổ, trong những ngôi nhà cũ kỹ, thậm chí xuống cấp nặng rồi, có thể nói là bất tiện nghi trong cuộc sống hiện đại. Không nhiều người muốn đổi lấy khoảng trời cao của những ngôi nhà chung cư tại khu đô thị mới, rộng hàng trăm mét vuông, đầy ánh sáng.
Kim Thi