Nguy cơ mắc ung thư gan và cách phòng tránh

,
Chia sẻ

Ung thư gan - căn bệnh ác tính có quá trình phát triển thầm lặng, khó phát hiện ở giai đoạn sớm, với tỷ lệ tử vong rất cao luôn là mối lo ngại cho mọi người.

Ung thư gan - Đâu là nguyên nhân chính?

Cho đến nay ung thư gan vẫn còn là câu hỏi gây đau đầu cho các nhà khoa học. Tuy có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này, nhưng cho đến nay các nhà khoa học chỉ có thể xác định một số nguy cơ sau đây có thể dẫn đến bệnh:
 
- Viêm gan siêu vi B và C có thể coi là một trong những nguy cơ chính dẫn đến bệnh ung thư gan. Hơn 70% số người mắc bệnh ung thư gan có tiền sử nhiễm virus viêm gan B và C. Biến chứng từ viêm gan sang ung thư gan thường rất chậm, khoảng 20 năm, khiến nhiều người hoàn toàn không chú ý.


Ung thư gan - phòng bệnh hơn chữa bệnh

 
Viêm gan chủ yếu lây qua đường truyền máu, đường tình dục hoặc mẹ truyền sang con. Hiện tại hơn 70% dân số Việt Nam nhiễm viêm gan siêu vi B và siêu vi C. Phần lớn người bệnh không hề biết mình mang trong người loại virus này do không thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ, cũng như không chú ý đến việc tiêm phòng.

- Một yếu tố nguy cơ khác gây nên bệnh ung thư gan là xơ gan. Uống nhiều rượu, ăn nhiều dầu mỡ, và các bệnh về gan là các yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ gan. Các tế bào gan lành bị các mô xơ thay thế. Tuy nhiên, số bệnh nhân xơ gan biến chứng thành ung thư gan chỉ chiếm khoảng 5%.

- Ngoài ra, chất độc Aflatoxin có trong những loại ngũ cốc bị nấm mốc cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư gan.
 
Ảnh minh họa.

Ung thư gan chữa trị như thế nào?

Hiện tại có một số phương pháp chữa trị bệnh ung thư gan như: phẫu thuật, phương pháp hoá dầu thuyên tắc mạch (TACE), đốt khối u bằng sóng radio can tần (RFA).
Ngoài các phương pháp kể trên, Công ty Bayer của Đức vừa phát minh một loại thuốc mới Sorafenib là dược chất đầu tiên được FDA (Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ) và EMEA (Hội đồng thuốc châu Âu) thông qua cho chỉ định điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tiến triển với tên thương mại là Nexavar.
 
Cơ chế hoạt động "nhắm trúng đích" của Sorafenib đã được chứng minh lâm sàng làm trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh một cách đáng kể, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân, với các tác dụng phụ có thể xử trí được.
 
Chính vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định dùng Sorafenib song song với các phương pháp điều trị khác với mục đích kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân. Phổ biến nhất là dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc sau TACE nhằm ngăn ngừa tái phát, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Ung thư gan - phòng bệnh hơn chữa bệnh

Phòng bệnh là việc hết sức cần thiết. Một số biện pháp có thể phòng bệnh ung thư gan như: tiêm ngừa vaccine phòng chống viêm gan B (chưa có vaccine phòng chống viêm gan C), hạn chế rượu bia, thức ăn có hàm lượng chất béo cao, cũng như không sử dụng các thực phẩm ngũ cốc bị nấm mốc và điều chỉnh phong cách sống lành mạnh.
Ngoài ra, chúng ta cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, nhằm phát hiện sớm các bệnh về gan và đặc biệt là ung thư gan. Có như vậy thì những phương pháp điều trị mới có tác dụng kịp thời, và hiệu quả, tránh được việc di căn qua các bộ phận khác.
 
Theo TTOL
Chia sẻ