Ngượng ngùng kể chuyện “yêu” tại bãi rác lớn nhất miền Bắc
Đêm, “giờ hoàng đạo” của tình yêu, nhưng thay vì chìm đắm trong nồng say ân ái, hàng trăm con người lại đến bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) mưu sinh. Những phu rác đã cởi lòng chia sẻ chuyện “yêu” lạ kỳ ở đây…
Cực nhọc để “yêu”
2 giờ sáng, cái giờ mà nhiều người gọi là “giờ hoàng đạo của tình yêu”, giờ của yên tĩnh và nồng nàn thì ở bãi rác lớn nhất miền Bắc, đó là thời điểm náo nhiệt nhất. Túc tắc chuẩn bị từ hơn 2 giờ sáng rồi miệt mài ở bãi từ 3 đến hơn 6 giờ sáng để kiếm phế liệu, không ít cặp vợ chồng phải “lờ” đi hoặc tìm giờ khác cho việc gối chăn.
3 giờ sáng - giờ lao động ở Nam Sơn, hàng trăm xe lôi nối đuôi nhau vào bãi.
Chuyện “yêu” của những phu rác lắm thăng trầm, nhiều ngóc ngách “thâm cung bí sử” và cũng đặc biệt hơn những người khác, có chuyện tếu, nhưng cũng có những nỗi buồn. Có người dè dặt, cũng có người thoải mái chia sẻ, thậm chí còn… phỏng vấn ngược chúng tôi.
Nhiều phu rác phải "lờ" đi niềm vui chăn gối vì cuộc mưu sinh.
Anh Nguyễn V. Quang vui chuyện kể tình yêu nảy sinh trên bãi rác của mình. Anh và vợ là người cùng làng. Từ hồi học cấp 3, cứ đến hè là anh chị lại giúp bố mẹ đi nhặt rác. Tình yêu của họ đã nảy sinh từ những đêm hè ở bãi rác Nam Sơn này. Nhớ lại chuyện cũ, anh cười: “Ai đời, người ta yêu đương thì hẹn hò ở nơi lãng mạn, còn mình hẹn nhau ở bãi rác”.
Chuyện tình trên bãi Nam Sơn.
Hai anh chị đã đi làm công nhân một thời gian, nhưng sau khi có con, chẳng biết nhờ ai trông, họ lại dắt díu nhau về làm rác. Ban ngày, anh chạy xe ôm còn chị bán đồ tạp hóa ở nhà. Hỏi chuyện tế nhị, anh Quang tủm tỉm cười: “Người ta ngày làm đêm ngủ, còn mình đêm làm ngày ngủ, tranh thủ thôi… Thế mà cũng được đôi đứa nhé!”
Không mau mắn như anh Quang, gia đình chị Mai, anh Đức lấy nhau 4 năm mà chưa có được mụn con nào. Chị Mai nhỏ nhẹ tâm sự: “Hai vợ chồng có kế hoạch gì đâu. Nói của đáng tội, chắc giờ giấc đảo lộn nên khó thế. Trước khi đi bãi thì tuyệt nhiên hai vợ chồng không dám rồi, còn phải dành sức để làm việc. Đến sáng về thì tắm rửa qua, ngủ một tí đã sáng bạch ra rồi, lại cơm cơm nước nước. Tranh thủ được tí nào thì hay tí ấy thôi…”
Thở dài, chị bảo có lẽ cố làm đến hết năm nay gom ít tiền rồi cả hai vợ chồng phải nghỉ dưỡng sức để “đúc” con.
“Nước hoa tình yêu” hiệu Nam Sơn
Nhiều phu rác còn quả quyết, chính cái mùi Nam Sơn làm cho những cặp vợ chồng mê nhau hơn, làm chuyện “yêu đương” ở đây đặc biệt hơn. Có anh chàng cao hứng, tồng tộc kể chuyện lần hai vợ chồng anh nghỉ đi bãi hai đêm, chở nhau lên trung tâm huyện để “đổi gió”. Trốn khỏi cái mùi nồng nặc ở bãi, hai vợ chồng thơm nức mùi nước hoa, nằm cạnh nhau trên chiếc giường sạch tinh tươm chuyện trò và tình cảm với nhau. Chiều hôm ấy đi về, vợ anh nhéo chồng một cái rõ đau vào hông, tựa đầu vào vai chồng. Kể xong chuyện, anh chàng kết luận với vẻ hóm hỉnh, nhưng trong chúng tôi như có gì quặn lên: “Công nhận là thơm thật, nhưng cứ như là đi… ngoại tình ấy!”
Sống lâu trong cái mùi đặc trưng của Nam Sơn, đến khi tạm xa, họ lại ngỡ ngàng.
Anh Phan V. Vĩnh, một chủ thầu rác cũng xác nhận sự đặc biệt của cái mũi phụ nữ vùng Nam Sơn. Anh bảo: “Đã 14 năm làm nghề, tôi cũng quen với mùi này rồi. Ngày nào đi làm về, vợ tôi phải ngửi thấy mùi rác mới yên tâm là chồng đi làm, nếu không thấy mùi, cô ấy biết ngay là tôi nghỉ, mà ngửi thấy mùi thơm nước hoa thì chắc chắn là tôi đi chơi”. Hiện nay, kinh tế gia đình có phần khấm khá nhưng đêm nào anh Vĩnh cũng vào nhặt rác cùng mọi người, như một thói quen.
Chẳng hóm hỉnh, lạc quan như các phu rác, anh Cao Tuấn, người công nhân đã gắn bó 12 năm với bãi rác Nam Sơn để điều hành xe vào bãi đổ cho biết, thời gian làm việc của anh là 8 tiếng/ngày (gần gấp 3 lần người nhặt rác), làm 2 ngày sẽ được nghỉ 1 ngày.
Anh Tuấn đang điều khiển xe vào bãi.
Anh bảo, làm hơn một tháng mới quen nổi với không khí ở đây. Hơi buồn, anh Tuấn tâm sự, mỗi khi có việc đi hiếu hỷ, ăn cỗ hay giao lưu bạn bè, anh hơi ngại khi nói về công việc của mình. “Mỗi khi gần gũi vợ, mùi hương bãi rác ngai ngái vẫn ám vào người, may mà cô ấy cũng thông cảm…” – anh Tuấn ngậm ngùi.
Sống chung với rác quanh năm suốt tháng, tìm đủ biện pháp để hạn chế mùi, ngăn ruồi muỗi chẳng ăn thua, người dân ba xã chung quanh bãi rác thải lớn nhất miền Bắc (các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ) đành chấp nhận. Những hôm nặng mùi rác quá, họ lánh đi, “di tản” đến nhà người quen ở nơi khác, hít ngửi cho căng lồng ngực bầu không khí nơi khác rồi lại trở về.
Những phu rác dí dỏm bảo, những phụ nữ Nam Sơn có cái mũi... rất đặc biệt.
Nhưng cái mùi đầy ám ảnh ấy chẳng xua người ta đi lâu, bởi một ngày đi là một ngày những phu rác trắng tay. Thu nhập trên dưới 5 triệu đồng/người, đương nhiên là khi người ta chăm chỉ làm cả tháng, không nghỉ buổi nào, đã níu chân những phu rác với bãi thải này. Chuyện “yêu”, dầu có khó và không được trọn vẹn, họ vẫn tìm cách khắc phục, bởi như một phu rác hóm hỉnh chia sẻ: “đã ‘máu’ thì chả kể gì mùi, mà vợ chồng cũng mùi như nhau, việc gì mà xấu hổ!”.
Những câu chuyện vợ chồng tưởng chừng rất đời, rất thường và hạnh phúc còn nhiều thiệt thòi ấy lại là nỗi khát khao không với tới của nhiều con người lầm lũi, cô quạnh kiếm sống trên bãi rác 4.000 tấn mỗi ngày này.
2 giờ sáng, cái giờ mà nhiều người gọi là “giờ hoàng đạo của tình yêu”, giờ của yên tĩnh và nồng nàn thì ở bãi rác lớn nhất miền Bắc, đó là thời điểm náo nhiệt nhất. Túc tắc chuẩn bị từ hơn 2 giờ sáng rồi miệt mài ở bãi từ 3 đến hơn 6 giờ sáng để kiếm phế liệu, không ít cặp vợ chồng phải “lờ” đi hoặc tìm giờ khác cho việc gối chăn.
3 giờ sáng - giờ lao động ở Nam Sơn, hàng trăm xe lôi nối đuôi nhau vào bãi.
Nhiều phu rác phải "lờ" đi niềm vui chăn gối vì cuộc mưu sinh.
Chuyện tình trên bãi Nam Sơn.
Không mau mắn như anh Quang, gia đình chị Mai, anh Đức lấy nhau 4 năm mà chưa có được mụn con nào. Chị Mai nhỏ nhẹ tâm sự: “Hai vợ chồng có kế hoạch gì đâu. Nói của đáng tội, chắc giờ giấc đảo lộn nên khó thế. Trước khi đi bãi thì tuyệt nhiên hai vợ chồng không dám rồi, còn phải dành sức để làm việc. Đến sáng về thì tắm rửa qua, ngủ một tí đã sáng bạch ra rồi, lại cơm cơm nước nước. Tranh thủ được tí nào thì hay tí ấy thôi…”
Chị Mai hối hả vào bãi.
Thở dài, chị bảo có lẽ cố làm đến hết năm nay gom ít tiền rồi cả hai vợ chồng phải nghỉ dưỡng sức để “đúc” con.
“Nước hoa tình yêu” hiệu Nam Sơn
Nhiều phu rác còn quả quyết, chính cái mùi Nam Sơn làm cho những cặp vợ chồng mê nhau hơn, làm chuyện “yêu đương” ở đây đặc biệt hơn. Có anh chàng cao hứng, tồng tộc kể chuyện lần hai vợ chồng anh nghỉ đi bãi hai đêm, chở nhau lên trung tâm huyện để “đổi gió”. Trốn khỏi cái mùi nồng nặc ở bãi, hai vợ chồng thơm nức mùi nước hoa, nằm cạnh nhau trên chiếc giường sạch tinh tươm chuyện trò và tình cảm với nhau. Chiều hôm ấy đi về, vợ anh nhéo chồng một cái rõ đau vào hông, tựa đầu vào vai chồng. Kể xong chuyện, anh chàng kết luận với vẻ hóm hỉnh, nhưng trong chúng tôi như có gì quặn lên: “Công nhận là thơm thật, nhưng cứ như là đi… ngoại tình ấy!”
Sống lâu trong cái mùi đặc trưng của Nam Sơn, đến khi tạm xa, họ lại ngỡ ngàng.
Anh Tuấn đang điều khiển xe vào bãi.
Sống chung với rác quanh năm suốt tháng, tìm đủ biện pháp để hạn chế mùi, ngăn ruồi muỗi chẳng ăn thua, người dân ba xã chung quanh bãi rác thải lớn nhất miền Bắc (các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ) đành chấp nhận. Những hôm nặng mùi rác quá, họ lánh đi, “di tản” đến nhà người quen ở nơi khác, hít ngửi cho căng lồng ngực bầu không khí nơi khác rồi lại trở về.
Những phu rác dí dỏm bảo, những phụ nữ Nam Sơn có cái mũi... rất đặc biệt.
Những câu chuyện vợ chồng tưởng chừng rất đời, rất thường và hạnh phúc còn nhiều thiệt thòi ấy lại là nỗi khát khao không với tới của nhiều con người lầm lũi, cô quạnh kiếm sống trên bãi rác 4.000 tấn mỗi ngày này.