Người phụ nữ có lưỡi đen sì vì “mọc lông”: Chuyên gia cảnh báo thói quen mà nhiều người không để ý cũng là nguyên nhân gây bệnh
Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí Y học New England, người phụ nữ đã dùng thuốc kháng sinh cho một vết thương nhiễm trùng và sau đó xuất hiện hiện tượng lưỡi lông đen.
Hãy tưởng tượng nhìn vào gương và thấy lưỡi của bạn trông đen sì vì mọc một lớp lông đen rậm rạp (lưỡi lông đen). Điều này có vẻ ngạc nhiên nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng hoàn toàn vô hại: lưỡi lông đen.
Mới đây, một phụ nữ 55 tuổi đã trải qua tình trạng lưỡi lông đen sau khi bắt đầu uống một loại kháng sinh mới.
Theo báo cáo được công bố trên Tạp chí Y học New England, người phụ nữ này đã dùng thuốc kháng sinh trị vết thương nhiễm trùng sau khi bị một chấn thương nghiêm trọng ở chân do tai nạn xe hơi. Sau một tuần uống thuốc, cô cảm giác có hương vị kỳ lạ trong miệng và cảm thấy buồn nôn - 2 tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh. Nhưng lưỡi của cô cũng trở nên đổi màu, bề mặt chuyển sang màu đen.
Hãy tưởng tượng nhìn vào gương và thấy lưỡi của bạn trông đen sì vì mọc một lớp lông đen rậm rạp.
Điều thực sự xảy ra ở đây là: Các tế bào da chết tích tụ trên lưỡi. Chúng bắt đầu "bẫy" vi khuẩn, nấm men và thức ăn, tạo ra một màu đen, giống như lông. Theo 1 bài báo trên trang NEJM, tình trạng lưỡi lông màu đen thường lành tính và có thể điều trị được. Trong trường hợp của người phụ nữ 55 tuổi, trong vòng 4 tuần sau khi chuyển đổi làm một loại thuốc khác, lưỡi của cô trở lại bình thường.
Theo Trung tâm y tế Mayo Clinic, lưỡi lông đen cũng có thể chuyển sang màu nâu, xanh lá cây, vàng hoặc trắng. Ngoài ra, thuốc kháng sinh không phải là lý do duy nhất khiến bạn rơi vào tình trạng này. Hút thuốc lá, uống quá nhiều cà phê hoặc trà, rượu và vệ sinh răng miệng kém cũng là những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng lưỡi lông đen.
Lưỡi lông đen cũng có thể biểu lộ sự đổi màu nâu, nâu, xanh lá cây, vàng hoặc trắng.
Ngoài sự đổi màu và sự xuất hiện lông trên lưỡi, những người gặp tình trạng lưỡi lông đen có thể có thêm các biểu hiện khác như: Hơi thở hôi, hơi thở có mùi vị kim loại, hoặc có cảm giác kỳ lạ trên lưỡi...
Theo một báo cáo năm 2014 trên Tạp chí Tiêu hóa Thế giới, có tới 11% người bị lưỡi lông đen tại một thời điểm nào đó. Bạn có nhiều khả năng bị lưỡi lông đen nếu bạn có những thói quen như: Hút thuốc; Uống nhiều cà phê, trà hoặc rượu; Không chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt; hoặc đang dùng thuốc kháng sinh (có thể thay đổi vi khuẩn bình thường hoặc cân bằng men trong miệng). Đàn ông là đối tượng dễ bị lưỡi lông đen hơn phụ nữ.
Lưỡi lông đen thường không phải là tình trạng quá nghiêm trọng nhưng hãy đi khám bác sĩ nếu nó không biến mất dù bạn đã đánh răng (và lưỡi) thường xuyên.
Theo một báo cáo năm 2014 trên Tạp chí Tiêu hóa Thế giới, có tới 11% người bị lưỡi lông đen tại một thời điểm nào đó.
Biện pháp vệ sinh lưỡi đúng cách
Sau khi biết tình trạng trên, hẳn là bạn sẽ muốn lấy ngay một chiếc bàn chải đánh răng để vệ sinh lưỡi sạch sẽ hơn. Để thực hiện chải lưỡi đúng cách, bạn cần bắt đầu từ phía trong của lưỡi, nhẹ nhàng chải ra phía ngoài, sau đó chải sang 2 bên.
"Thực tế thì bạn không cần sử dụng kem đánh răng để chải lưỡi nhưng có lẽ một chút kem đánh răng sẽ giúp bạn cảm thấy thú vị hơn và tính chất đánh bay vi khuẩn của kem đánh răng có thể đảm bảo loại bỏ vi khuẩn tốt hơn, giúp bạn yên tâm hơn", McClatchie nói. Hãy thực hiện việc này ít nhất 1 lần mỗi ngày, nhưng tốt nhất là 2 lần mỗi ngày sau bữa sáng và trước khi đi ngủ, mỗi lần chải lưỡi hãy làm trong vài phút.
Nếu sau khi chải lưỡi đúng cách mà hơi thở của bạn vẫn còn mùi, hãy tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn.
Và có lẽ, bạn cũng từng nghe về những chiếc thìa cạo lưỡi? Những dụng cụ này được thiết kế đặc biệt để loại bỏ vi khuẩn, các mảng bám của đồ ăn thức uống… ra khỏi lưỡi. Mặc dù chúng phát huy được những hiệu quả tích cực nhưng Hiệp hội chuyên gia Hoa Kỳ khuyến cáo chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng mới đem lại tác dụng loại bỏ vi khuẩn tốt nhất.
Nếu sau khi chải lưỡi đúng cách mà hơi thở của bạn vẫn còn mùi, hãy tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn. Vấn đề hôi miệng lúc này có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều, như sâu răng, nhiễm trùng trong miệng, mũi, xoang, họng, tiểu đường và thậm chí là cả ung thư.
(Nguồn: Health, Shape, Pre, Womenshealthmag)