Người phụ nữ chi 279 triệu mua vàng, 4 năm sau mang đi bán nhưng không được thu mua, chủ tiệm khẳng định: Vàng của cô là giả
Cuối cùng, người phụ nữ xử lý tình huống này thế nào?
Cô Châu đang sống ở Hàng Châu, Chiết Giang (Trung Quốc). Chồng cô là chủ đại lý cho một thương hiệu thức ăn cho thú cưng địa phương. Anh kiếm được hàng chục nhân dân tệ hàng tháng nhờ bán thức ăn cho chó, mèo và các mặt hàng khác. Trong khi đó, cô Châu làm nội trợ và chăm sóc gia đình.
Cô Châu có niềm yêu thích đặc biệt với vàng. Với cô Châu, vàng không chỉ có thể được đeo làm đồ trang trí, đồ trang sức mà còn có thể bán ngay lúc cần tiền gấp.
Cách đây 4 năm, chồng cần tiền gấp nên cô Châu quyết định mang vàng trong nhà đi bán. Tại cửa hàng vàng, trước khi cô Châu định rời đi thì bị nhân viên ngăn lại và nói rằng: Vàng đang trong thời kỳ suy thoái và có giá bán thấp nhất trong lịch sử.
Lúc đầu, cô Châu không muốn mua thêm vàng vì công việc kinh doanh của chồng đang cần dòng tiền. Tuy nhiên, sau khi được nhân viên thuyết phục, cô Châu quyết định bỏ một ít tiền mặt để mua vàng. Vậy là trước khi rời khỏi cửa hàng, cô Châu đã dùng 80.000 tệ (~279 triệu đồng) để mua 400 gam vàng.
Trở về nhà, cô Châu cất vàng trong hộp được nhân viên tặng riêng. Vì không có nhu cầu sử dụng, nên trong suốt 4 năm tiếp theo, cô Châu chỉ giữ chúng trong nhà để thỉnh thoảng lấy ra xem. Tình cờ gần đây, cô Châu biết được vàng đang trong thời kỳ phục hồi. Nhớ đến số vàng vẫn còn cất giữ ở trong tủ nên cô Châu muốn nhân cơ hội này để bán đi kiếm lời.
Sáng sớm hôm sau, cô Châu mang vàng đến cửa hàng nơi cô từng mua để bán lại. Đến nơi, cô Châu phát hiện nhân viên từng bán vàng cho mình đã nghỉ việc. Sau khi cô Châu và nhân viên bán vàng mới trao đổi về giá thì đến bước thanh toán. Lúc này, cô nhận được một tin sét đánh: Toàn bộ số vàng mà cô Châu đang có là sản phẩm mạ vàng chứ không phải vàng nguyên chất.
Tin tức này khiến cô Châu bàng hoàng. Cô phân trần với chủ cửa hàng: Đây là số vàng mà cô từng mua ở cửa hàng, tại sao chúng bỗng nhiên thành đồ giả? Sau đó, cô Châu đưa biên lại thanh toán cho nhân viên bán vàng. Tuy nhiên, nhân viên chỉ cho cô rằng tờ biên lai này chỉ ghi tổng giá thành mua vàng, chứ không có một số thông tin quan trọng khác là loại vàng và đơn giá của vàng.
Sau khi điều tra, chủ cửa hàng vàng kết luận biên lai của cô Châu do nhân viên bán hàng đã nghỉ việc tự đóng dấu. Hành vi bán hàng giả cho cô Châu cũng là do nhân viên này tự thực hiện.
"Về vụ việc, cô nên đến gặp nhân viên bán vàng cũ để tìm cách giải quyết. Cửa hàng chúng tôi không chịu trách nhiệm", chủ cửa hàng nói. Trước thái độ này của đối phương, cô Châu không đồng tình và phản bác lại: "Vì tôi đã mua vàng tại cửa hàng của anh nên các anh phải chịu trách nhiệm".
Sau nhiều lần trao đổi giữa hai bên, cô Châu đã quyết định đưa chủ cửa hàng vàng ra toà đề yêu cầu được bồi thường và hoàn lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra để mua vàng.
Thực hư ai sai - ai đúng?
Sau khi câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên truyền thông và mạng xã hội, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Liệu chủ cửa hàng vàng có cần chịu trách nhiệm với cô Châu?
Chia sẻ trên tờ 163.com, chuyên gia cho rằng: Theo Điều 55 "Luật bảo vệ quyền và lợi ích người tiêu dùng”: Nếu nhà bán hàng có hành vi gian lận trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì sẽ bị gia tăng mức bồi thường thiệt hại mà người tiêu dùng phải gánh chịu theo yêu cầu của người tiêu dùng. Mức bồi thường tăng lên sẽ là gấp 1-3 lần giá mua hàng hóa, dịch của người tiêu dùng.
Trong trường hợp này, nhân viên bán hàng sản phẩm mạ vàng cho cô Châu với giá vàng nguyên chất. Đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng. Do đó, cô Châu có quyền yêu cầu chủ cửa hàng vàng bồi thường gấp 3 lần số tiền đã mua vàng.
Theo Điều 67 “Luật tố tụng dân sự” quy định: Các bên đương sự có trách nhiệm cung cấp chứng cứ cho yêu cầu của mình.
Tại toà, cô Châu phải cung cấp chứng cứ cho các bên liên quan để giám định. Nếu cô Châu có thể mang đến toà biên lai hoặc hoá đơn mua vàng năm đó, từ đó chứng minh được bản thân đã mua vàng tại cửa hàng, thì cửa hàng phải bồi thường thiệt hại cho cô.
Theo 266 của Bộ luật hình: Người nào chiếm đoạt tài sản công hoặc tài sản riêng, nếu số tiền tương đối lớn, thì bị giam giữ hình sự, phạt tù có thời hạn không quá 3 năm hoặc giám sát và phạt tiền.
Nếu điều tra cho thấy nhân viên bán hàng có hành vi sai trái để lừa gạt tài sản thì đã bị cấu thành tội lừa đảo. Nếu nhân viên bán hàng không chỉ lừa cô Châu 80.000 tệ mà còn lừa nhiều nạn nhất khác thì có thể bị giam giữ hình sự. Nếu số tiền lừa đảo quá lớn thì các bên liên quan có thể bị kết án dưới 3 năm tù.
Theo 163.com