Người hơn 40 năm giải mã bí ẩn ADN

Quang Vũ,
Chia sẻ

Trong căn phòng làm việc yên tĩnh, Đại tá Hà Quốc Khanh kể lại những kỷ niệm khó quên trong đời làm nghề giám định ADN. Vụ cháy lớn gần Bệnh viện Nhi Trung Ương, Hà Nội tháng 9/2018 là một ví dụ điển hình.

Nhận dạng nạn nhân vụ cháy nhà trọ gần Viện Nhi

Lửa từ dãy nhà trọ lan ra nhiều ngôi nhà mặt đường Đê La Thành, chỉ còn cách bệnh viện chừng 10m. Khi biển lửa được dập tắt hoàn toàn, các đơn vị chức năng đã khám nghiệm hiện trường, thu thập các tài liệu, dấu vết, mẫu vật dù là nhỏ nhất có liên quan để tiến hành giám định. Lực lượng chức năng đã phát hiện thấy hai xác nạn nhân đã bị cháy. Vậy hai nạn nhân này là ai? "Trong trường hợp này việc thu mẫu ADN để xác định danh tính nạn nhân là điều rất quan trọng; việc giám định các dấu vết, mẫu vật khác có liên quan để xác định nguyên nhân cháy đóng vai trò quyết định để giải quyết vụ việc", Đại tá Khanh nói.

Người hơn 40 năm giải mã bí ẩn ADN - Ảnh 1.

Đại tá Hà Quốc Khanh là người trực tiếp làm giám định kết quả sau vụ cháy

Dù rất khó khăn, nhưng rồi cuối cùng kết quả giám định ADN cũng xác nhận hai nạn nhân là cặp vợ chồng đi chăm con tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Nạn nhân sau đó được trao trả cho gia đình để làm thủ tục mai táng.

Người hơn 40 năm giải mã bí ẩn ADN - Ảnh 2.

Hiện trường hoan tàn vụ cháy gần Viện nhi Trung ương (Ảnh: Internet)

Người thành lập phòng thí nghiệm ADN hình sự tiên phong tại Việt Nam

Đại tá Hà Quốc Khanh sinh năm 1955, Nguyên Phó viện trưởng viện Khoa học hình sự, Bộ công an, Nguyên Giám đốc Trung tâm giám định ADN, Viện Khoa học hình sự.

Ông bắt đầu làm công tác giám định kỹ thuật hình sự - chuyên ngành dấu vết sinh vật từ năm 1978. Đến năm 1996, ông được cử đi đào tạo sau đại học chuyên ngành ADN hình sự tại Đại học tổng hợp Flinder Australia. Từ đó, ông là người đứng ra thành lập phòng thí nghiệm ADN hình sự tiên phong tại Việt Nam - trực thuộc Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an. "Lúc này mới bắt đầu phân tích ADN từ các dấu vết mẫu vật có nguồn gốc cơ thể người như máu, lông tóc, tinh trùng… để xem là của ai, đồng thời cũng là để xác định các mối quan hệ huyết thống để phục vụ cho công tác điều tra và xét xử", ông cho biết.

Người hơn 40 năm giải mã bí ẩn ADN - Ảnh 3.

Đại tá Hà Quốc Khanh hiện là cố vấn khoa học tại Trung tâm xét nghiệm GENTIS

Bật mí quy trình xét nghiệm ADN

Để tiến hành giám định hoặc phân tích ADN, đầu tiên phải tách ADN từ các mẫu máu, tóc, xương, móng, nước bọt, tinh dịch...

Việc tách ADN có vai trò then chốt, sẽ bảo đảm nguyên liệu đầu vào cho suốt quá trình xét nghiệm. Nếu mẫu giám định được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh có thể sử dụng được sau nhiều năm. Với điều kiện bình thường, mẫu máu và niêm mạc miệng thu trên thẻ FTA có thể bảo quản đến 10 năm; mẫu móng cũng khoảng trên 10 năm trong điều kiện bình thường.

Bước tiếp theo là định lượng để xem lượng ADN thu được là bao nhiêu, có đáp ứng yêu cầu giám định không. Nếu lượng ADN đạt yêu cầu thì tiến hành nhân bội đoạn ADN lên đến hàng triệu bản sao, rất tiện lợi cho quá trình phân tích.

Cuối cùng, sản phẩm sau khi nhân bội sẽ được giải trình tự trên máy giải trình tự gen tự động. Kết quả thu được là các kiểu gen, thông qua các kiểu gen này để truy nguyên cá thể người hay để xác định quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, để đưa ra được nội dung kết luận trên cần phải sử dụng công cụ toán – tin dựa trên các cơ sở dữ liệu để tính độ tin cậy cho một xét nghiệm ADN.

Những khó khăn trong ngành giám định gen hiện nay tại Việt Nam

Ứng dụng công nghệ ADN ngày nay ở VN đang phát triển mạnh, có nhiều công ty, các phòng thí nghiệm tư nhân làm dịch vụ… Vấn đề đặt ra là: Ai là người quản lý chất lượng cho các đơn vị này. Nên chăng nhà nước cần có cơ chế hoặc "nhạc trưởng" để điều hành và quản lý lĩnh vực xét nghiệm này.

Người sử dụng dịch vụ xét nghiệm ADN cần sáng suốt tìm hiểu, chọn đơn vị xét nghiệm uy tín, có năng lực và bề dày kinh nghiệm để niềm tin của mình không bị "đánh lừa".

Trong suốt cuộc đời trên 40 năm làm nghề giám định, Đại tá Khanh vẫn luôn tự nhắc nhở mình "để có kết quả xét nghiệm chính xác, không chỉ phụ thuộc vào máy móc, trang thiết bị mà còn là cả quy trình lấy mẫu, đặc biệt là trình độ chuyên môn của người làm xét nghiệm và người đọc kết quả". Chính vì phương châm làm việc như vậy nên tất cả các kết quả xét nghiệm ADN tại GENTIS, Đại tá luôn là người cuối cùng đọc kết quả kỹ lưỡng rồi mới ký vào bản kết quả.

Người hơn 40 năm giải mã bí ẩn ADN - Ảnh 4.

Đại tá Khanh phân tích kết quả ADN

Đại tá Hà Quốc Khanh chia sẻ thêm:

"Có những yêu cầu xét nghiệm những mẫu khó như nước tiểu và phân, ở những loại mẫu đó lượng ADN rất ít và lẫn nhiều tạp chất, đòi hỏi công nghệ cao. Ở Việt Nam chỉ làm mẫu thông thường là tóc có chân, máu, móng tay, tế bào niêm mạc miệng…"

"Xét cho cùng, bản chất khoa học của xét nghiệm ADN không hề thay đổi, cái cần là những người làm xét nghiệm phải có năng lực thực sự và cái tâm sáng."

Người hơn 40 năm giải mã bí ẩn ADN - Ảnh 5.

Đại tá Khanh giới thiệu phòng xét nghiệm GENTIS cho PGT.TS Vũ Bá Quyết – Nguyên GĐ Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Chia sẻ