Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới

Ngọc Tú,
Chia sẻ

Từ việc thu mua gừng nhỏ lẻ, hợp tác xã của ông Luân đã tìm hướng đi mới, tìm thị trường mới và đưa được củ gừng của bà con miền núi huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) ra nhiều nước trên thế giới, giúp cuộc sống và kinh tế của bà con ngày càng được cải thiện.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 1.

Ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), gừng là một trong những cây trồng chủ lực của các xã vùng rẻo cao. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, gừng Kỳ Sơn có chất lượng vượt trội và hương vị đậm đà đặc biệt so với gừng ở những nơi khác. Qua đó, giúp nhiều gia đình đồng bào ở

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 2.

là giống gừng bản địa, gồm 2 loại chính gồm: gừng sừng trâu và gừng dé. Gừng được bà con dân tộc thiểu số trồng ở các sườn núi cao, nơi quanh năm sương mù bao phủ. Các xã ở huyện Kỳ Sơn có diện tích trồng gừng nhiều như: Na Ngoi, Bảo Thắng, Đoọc Mạy, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn, Nậm Càn… Trong đó, xã Na Ngoi là xã có diện tích trồng nhiều nhất với hơn 150ha.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 3.

Trước đây, gừng được đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kỳ Sơn trồng nhỏ lẻ để làm gia vị, làm thuốc chữa bệnh. Những năm gần đây, gừng Kỳ Sơn được người tiêu dùng trong cả nước biết đến, việc tiêu thụ ngày càng nhiều. Năm 2019, giá gừng tăng cao nên diện tích trồng gừng ở huyện này được mở rộng. Đến nay, diện tích trồng gừng ở huyện Kỳ Sơn đã lên đến gần 1000ha.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 4.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 5.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 6.

Ở huyện Kỳ Sơn, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn là đơn vị thu mua lượng lớn gừng cho bà con người dân. Ngoài việc thu mua sản phẩm, từ khi thành lập, Hợp tác xã này đã hướng dẫn cho người dân thay đổi tập quán, cách trồng gừng để sản lượng đạt kết quả cao, chất lượng tốt, to đẹp hơn. Từ đó, giá trị kinh tế mà gừng mang lại cho người dân tốt hơn.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 7.

Từ việc tận tình hướng dẫn cho người dân, đơn vị này đã vận động 20 hộ dân liên kết tham gia trồng thí điểm gừng hữu cơ hoàn toàn sạch trên diện tích 10ha đất. Khi mô hình này đạt kết quả tốt, hiện tại đã có 146 hộ thuộc 6 bản của 4 xã ở huyện Kỳ Sơn tham gia trồng gừng sạch với tổng diện tích hơn 40 ha.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 8.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 9.

Không chỉ tiêu thụ sản phẩm cho người dân, ông Luân còn là một trong những người "dẫn đường mở lối" đưa củ gừng của bà con huyện Kỳ Sơn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, góp phần tăng giá trị lẫn thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng này.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 10.

“Các nước Trung Á và Tây Á ưa chuộng gừng. Họ tiêu thụ rất nhiều. Đặc biệt tại Bangladesh nhu cầu rất lớn, đây cũng là một thị trường khổng lồ. Phải tuyển chọn rất kỹ trước khi xuất ra các nước để đảm bảo không bị mất mối hàng. Chính vì vậy, ngay từ khi trồng gừng phải đảm bảo kỹ thuật, chăm sóc để gừng đạt chất lượng, kích thước tốt”, ông Luân chia sẻ.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 11.

Để đa dạng các sản phẩm và mang lại giá trị kinh tế cao từ gừng, Hợp tác xã của ông Luân đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại về để chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau.

Người "đi đầu dẫn lối" đưa củ gừng của bà con dân bản ra thế giới - Ảnh 12.

Không chỉ là “người mở đường” đưa gừng ra thế giới, ông Luân đã cùng chính quyền địa phương xây dựng thương hiệu cho cây gừng Kỳ Sơn. Năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gừng Kỳ Sơn.

Chia sẻ