Người đàn ông qua đời sau 1 tháng phát hiện ung thư gan, bác sĩ nói "thủ phạm" đã xuất hiện bên cạnh 20 năm mà không biết
Ông Ngô cảm thấy lo lắng nên đã đến bệnh viện khám. Kết quả khiến ông ngỡ ngàng, ông không ngờ mình đã mắc ung thư gan. "Thủ phạm" gây bệnh cho ông đã xuất hiện suốt 20 năm nay.
Theo thông tin chia sẻ trên trang Sohu, đầu tháng 7/2021, một người đàn ông họ Ngô ở Trung Quốc cảm thấy đau bụng, buồn nôn và liên tục nôn mửa. Ban đầu ông nghĩ do mình đã ăn quá nhiều dầu mỡ trong thời gian dài nên mới gây khó chịu cho dạ dày, nhưng mấy hôm sau triệu chứng vẫn không giảm.
Ông Ngô cảm thấy lo lắng nên đã đến bệnh viện khám. Kết quả khiến ông ngỡ ngàng, ông không ngờ mình đã mắc ung thư gan, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lan ra nhiều cơ quan nội tạng khác. Ông Ngô ban đầu không chấp nhận được sự thật vì bản thân ông là người rất chịu khó chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên sau khi trò chuyện với bác sĩ, ông đã hiểu lý do.
Vì sao ông Ngô lại mắc bệnh ung thư gan?
Ông Ngô kể với bác sĩ rằng bố ông trước đây từng mất vì bệnh ung thư máu. Nghe nói ung thư máu thường đến vì chức năng tự miễn dịch kém, nên kể từ năm 40 tuổi ông đã không tiếc tiền mua nhiều loại thuốc bổ và thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe của mình. 20 năm qua, ông đã uống rất nhiều thuốc, mỗi ngày đều không quên.
Bác sĩ nghe đến đây thì hiểu ra và nói: "Cơ thể con người có chức năng miễn dịch để chống lại ung thư. Bạn chỉ cần giữ gìn sức khỏe, ăn uống và sinh hoạt hợp lý là đã đủ để củng cố hệ miễn dịch. Trong khi đó, bạn lại quá lạm dụng thuốc, thường xuyên uống các loại thuốc bổ suốt 20 năm qua.
Gan là cơ quan giải độc của cơ thể, uống quá nhiều thuốc buộc gan phải hoạt động nhiều hơn. Thậm chí, một số loại thuốc gây tổn thương gan, khiến gan không thể thực hiện được nhiệm vụ của nó. Tổn thương gan do thuốc mặc dù rất hiếm gặp nhưng một khi đã mắc thì thường tiến triển thành ung thư và dẫn đến tử vong nhanh".
Nói về việc người nhà ông Ngô từng mắc ung thư máu, bác sĩ nói: "Trong gia đình có người bị ung thư, người nhà cũng nên có biện pháp phòng ngừa, nhưng không phải là lạm dụng các loại thuốc bổ như thế này".
Sau khi trở về nhà, ông Ngô đã vứt bỏ tất cả các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và khóc lóc thảm thiết. Nhưng hối hận đã quá muộn, ông Ngô đã ra đi sau hơn 1 tháng điều trị.
Những thói quen làm tổn thương gan nhiều nhất
Bác sĩ nhắc nhở: Gan là cơ quan không có dây thần kinh đau, do đó khi gan bị tổn thương 70% thì sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Trong cuộc sống hiện đại, có những thói quen làm tổn thương gan nhiều nhất sau đây.
Một, thức khuya
Thức khuya thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu ngủ, giảm sức đề kháng của cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng tự phục hồi của gan vào ban đêm.
Thứ hai, không đi tiểu vào buổi sáng
Đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi thức dậy vào buổi sáng để kịp thời đào thải chất độc tích tụ, tránh chất độc tồn đọng trong cơ thể, giảm gánh nặng cho gan, từ đó tránh cho gan bị "nhiễm độc".
Ba, bỏ bữa sáng
Ăn sáng giúp trung hòa axit trong dạ dày, bảo vệ gan, giảm nguy cơ viêm tụy, sỏi mật, tiểu đường. Một bữa sáng lành mạnh có thể kéo dài cảm giác no và ngăn ngừa tổn thương gan.
Thứ tư, dùng thuốc hoặc các sản phẩm chăm sóc sức khỏe một cách bừa bãi
Gan là cơ quan có nhiệm vụ giải độc và chuyển hóa thuốc. Sau khi bạn uống thuốc, thuốc sẽ chuyển qua gan sau khi được hấp thụ từ dạ dày và ruột. Trong khi đó, các loại thuốc và sản phẩm sức khỏe thường có độc tính nhất định. Gan khi phải tiếp xúc quá nhiều với thuốc có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Năm, uống quá nhiều rượu
Uống rượu bia quá mức sẽ làm, tăng độc tố trong cơ thể, gây tổn thương gan. Ngoài ra, nghiện rượu dễ dẫn đến nhiễm độc gan và gây viêm gan.
Thứ sáu, thường xuyên ăn thức ăn không lành mạnh
Đặc biệt là các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ chua, đồ rán, đồ nướng. Ăn những thực phẩm này trong thời gian dài sẽ tăng gánh nặng giải độc cho gan, khiến gan bị tổn thương.
Bảy, thường xuyên ăn thức ăn bị mốc
Ví dụ như gạo mốc, lạc, hạt dưa, dầu hư hỏng, những thực phẩm này chứa nhiều aflatoxin là chất gây ung thư gan nên không nên ăn.
Tám, thích ăn khuya
Con người hiện đại đã quen với việc đi ngủ muộn, đi ngủ quá muộn rất dễ bị đói dẫn đến việc ăn khuya. Thói quen này dễ gây gan nhiễm mỡ, suy gan.\
(Theo Sohu)