Người đàn ông mang thanh đao được cho là vũ khí của Quan Vũ thời Tam Quốc đi giám định, chuyên gia sửng sốt hỏi: 'Tổ tiên của anh là ai?'
Người đàn ông giới thiệu rằng đây chính là Thanh Long Yển Nguyệt Đao được sử dụng bởi Quan Vũ lừng danh thời Tam Quốc.
"Nó được đào lên từ phần mộ của tổ tiên nhà tôi!".
Một người đàn ông xuất hiện trên chương trình giám định cổ vật ở Trung Quốc với Thanh Long Yển Nguyệt Đao, khẳng định rằng thanh đao cổ này thuộc về danh tướng Quan Vũ thời Tam Quốc. Chuyên gia thẩm định mới sửng sốt hỏi: "Tổ tiên của anh là ai?".
Cát đến từ Sơn Đông (Trung Quốc), trước đây làm kinh doanh nhưng công việc làm ăn không suôn sẻ, làm gì cũng thua lỗ, cuối cùng không còn cách nào khác, anh đành phải nhờ một thầy phong thủy xem phong thủy mồ mả ông bà tổ tiên nhà mình có vấn đề hay không.
Đa phần những ngôi mộ trong khu mộ tổ tiên của Cát được chôn cất vội vàng trong những năm loạn lạc. Cát kể rằng thầy phong thủy vừa nhìn đã nhận ra được điều này. Công việc kinh doanh của Cát không suôn sẻ vì phong thủy của phần mộ tổ tiên không tốt, nên cản trở con đường kiếm tiền. Vì vậy, Cát quyết định di dời phần mộ sau khi thảo luận với gia đình.
Trong ngày dời mộ, trời hôm ấy không có nắng mà âm u, chốc chốc lại có gió mạnh thổi qua. Máy xúc đang đào sâu dưới lòng đất, bùn nhão và nước đen khiến người ta có cảm giác gì đó ghê người. Bỗng nhiên máy xúc đào lên một vật bằng kim loại có hình dạng dài. Cát nhìn kỹ hình dạng của vật lạ, sau đó run lên: "Đây không phải là Thanh Long Yển Nguyệt Đao sao!".
Cát làm sạch thanh đao và phát hiện cán gỗ đã bị mục, vì vậy anh đã nhờ người ghép lưỡi đao với cán gỗ mới, nhưng lưỡi dao vẫn bị gỉ.
Cầm thanh đao, anh hỏi ông nội gần 100 tuổi, ông nói thanh đao này là vật gia truyền của gia đình, chính là Thanh Long Yển Nguyệt Đao mà Quan Vũ đã sử dụng. Nhưng trước đó thanh đao cổ này đã biến mất một cách thần bí, hóa ra lại được chôn ở phần mộ tổ tiên.
Nghĩ đến điều này, Cát rất phấn khích vì nghĩ rằng thanh đao này phải đáng giá rất nhiều tiền. Thế là anh đã mang nó đến chương trình giám định cổ vật để chuyên gia xác định thật giả và định giá.
Thanh Long Yển Nguyệt Đao, Cát bước lên sân khấu một cách tự tin và nhận được những tràng pháo tay từ khán giả. Ngay cả người dẫn chương trình cũng không khỏi tròn xoe đôi mắt khi nhìn thấy "bảo bối" trên tay anh Cát.
Sau đó, anh bắt đầu tự giới thiệu với trường quay rằng Thanh Long Yển Nguyệt Đao tổ truyền này chính là vũ khí được sử dụng bởi Quan Vũ lừng danh thời Tam Quốc, nhưng tay cầm bằng gỗ hoàn toàn mới lại khiến thanh đao bớt đi vài phần “màu lịch sử”.
Cát giao thanh đao cho chuyên gia để nhận dạng và thẩm định. Chuyên gia xem xét cẩn thận, từ hình dáng cho đến hoa văn, sau đó họ cả kinh, vội vàng hỏi Cát: "Tổ tiên của anh là ai?".
Vì vậy, Cát bắt đầu giới thiệu về gia thế của mình. Qua đó mới biết, gia đình anh luyện võ nhiều đời, tổ tiên từng làm tiêu đầu cho tiêu cục (cơ sở cung cấp dịch vụ vận chuyển và cho thuê võ sư thời bấy giờ ở Trung Quốc), đi Nam xuyên Bắc, hành tẩu giang hồ. Thời nhà Minh, một nhà quý tộc hào môn sa cơ lỡ vận nên đã bán đi tài bảo trong nhà. Tổ tiên Cát đã mua lại Thanh Long Yển Nguyệt Đao với giá bằng 2 con trâu, từ đó thanh đao trở thành vật truyền từ đời này sang đời khác.
“Tôi hiểu rồi”, vị chuyên gia chỉnh lại kính. Sau đó, các chuyên gia cho rằng thanh đao này không liên quan đến Quan Vũ. Việc Quan Vũ sử dụng Thanh Long Yển Nguyệt Đao chỉ là ấn tượng vốn có từ tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của nhà Minh. Ở thời Tam Quốc, vũ khí chính vẫn là giáo và kích.
Trong "Tam Quốc Chí" có ghi lại rằng vũ khí của Quan Vũ là một cây thương. Vì vậy, thanh đao này không thể được sử dụng bởi Quan Vũ. Hơn nữa, thanh đao này cũng không phải từ thời Tam Quốc, mà là sản phẩm của thời Minh, từ hình vuốt rồng và hoa văn hình rồng, có thể thấy con dao này là sản phẩm vũ khí của hoàng thất nhà Minh, khả năng cao là tặng phẩm cho công thần.
Chuyên gia cũng đưa ra con số định giá cho thanh đao là 50.000 NDT (hơn 168 triệu đồng) và một nhà sưu tầm đao kiếm đã đề nghị mua lại. Nhưng Cát nói rằng anh sẽ giao con dao cho chính quyền, vì dù sao nó cũng là một di vật văn hóa thời nhà Minh và có giá trị nghiên cứu lịch sử rất lớn.
Khán giả đồng loạt vỗ tay cho lời của Cát. Cát rời sân khấu với Thanh Long Yển Nguyệt Đao trên tay. Mặc dù có hơi thất vọng vì thanh đao tổ truyền nhà mình không phải của Quan Vũ sử dụng, nhưng anh cũng vui vì biết được đây là một vật có giá trị lịch sử.
Nguồn: Sohu