Người đàn ông chạy thận biến giấc mơ kinh doanh thành hiện thực

Kim Ấm,
Chia sẻ

“Với căn bệnh suy thận vô tình, hôm nay chạy thận xong, trẻ trung tươi tắn đấy nhưng ngày mai, có thể tôi sẽ không thức dậy nữa. Nhưng còn sống thì tôi sẽ vẫn tiếp tục làm việc”.

Từng muốn chết chứ không muốn chạy thận

Khi biết mình bị suy thận, tôi nằm bẹp không ăn uống, suy sụp đến mức từ một người đàn ông cao hơn 1m7, nặng 60kg, tôi chỉ còn 43 kg”, anh Hòa kể.

Sự ngông nghênh vốn dĩ của những chàng thanh niên trẻ không sợ chết không còn nữa. Hòa bỗng thấy sợ hãi khủng khiếp vì anh đang cần sống để nhìn cậu con trai lớn lên, để thực hiện những lời hứa chưa tròn với vợ và còn vì chí làm trai chưa thỏa. Nhưng, Hòa cũng không muốn một chút nào, duy trì một cuộc sống với thuốc thang bệnh tật.

Ban đầu, khi bắt đầu cảm thấy sức khỏe mình yếu đi, lúc đi nhậu nhẹt với bạn bè không còn uống được nhiều như trước nữa, Hòa đi khám. Bác sĩ tuyến tỉnh kết luận anh bị cao huyết áp.
 

Anh từng muốn từ bỏ tất cả.

Dùng thuốc điều chỉnh huyết áp một hồi cũng không thấy đỡ, Hòa lên Bạch Mai khám, lần đầu cũng chỉ được chẩn đoán là viêm cầu thận. Hòa không thể ngờ một ngày, một chàng trai khỏe mạnh và còn quá nhiều việc phải làm như anh lại phải nhận kết quả suy thận trong tay.

Tôi đã gần như từ bỏ quyền được sống trong những tháng đầu nhận tin đó. Tôi cáu gắt vớ vợ tôi, với mọi người và chỉ nhìn thấy bản thân mình tiều tụy và bất lực trên giường bệnh nếu vẫn tiếp tục sống.

Những điều đó cứ gặm nhấm tôi. Ý nghĩ ích kỉ về một ngày vợ mình sẽ nằm trong vòng tay một người đàn ông khác và đứa con của mình người khác sẽ nuôi thực sự khiến tôi khóc rất nhiều”.

Nhưng rồi cái gì cũng phải có một kết cục. Vợ Hòa, sau lần chấn thương đó đã hồi phục sớm hơn anh. Cô biết với căn bệnh này, vợ chồng cô sẽ cần rất nhiều tiền để chi trả tiền chữa bệnh nên Dung đã lao vào làm việc, làm bất cứ việc gì có thể ra được tiền với mong mỏi giúp được chồng sống thêm ngày nào hay ngày đó.

Từ nghị lực của người vợ, Hòa bắt đầu hiểu, cuốc sống đã không lấy đi của anh tất cả. Hòa trở dậy, ôm cậu con trai bé nhỏ hôn bù những tháng anh nằm bẹp và bắt đầu cuộc vực dậy sau cơn bão.

Làm việc nhiều hơn người khỏe

Hòa bắt đầu thời gian chữa trị suy thận cùng lúc với việc phát triển kinh doanh. Trước khi bị bệnh, Hòa đã có một chiếc ô tô tải, tuy vốn liếng là vay toàn bộ nhưng chàng trai hiền lành mà bạn bè thường nói không thể làm kinh doanh ấy dường như lại gặp may mắn trong lĩnh vực này.

Khi thận suy vào giai đoạn cuối, anh phải chạy thận mỗi tuần 3 lần trong bệnh viện nhưng điều đó không ngăn cản việc anh xúc tiến mở công ty vận tải Nghiêm Gia. Ngoài những buổi tối đi xe gần 40 km vào nội thành chạy thận, thời gian anh giành cho công việc còn nhiều hơn người bình thường.

Chỉ trong vòng 3 năm, vừa chạy thận, anh vừa xây nhà cho bố mẹ và vợ con, vừa đẩy mạnh phát triển công ty. Vợ anh thường lo lắng rằng anh làm việc nhiều quá nhưng còn một người nữa mà Hòa muốn chinh phục, đó chính là con anh. “Tôi muốn sau này con tôi lớn lên, chúng biết rằng chúng may mắn hơn tôi rất nhiều vì thế, phải làm được nhiều điều hơn người bố ốm yếu của chúng”.
 

Chính gia đình này đã mang lại cho anh sức mạnh để sống tiếp.

Khi biết tôi bị suy thận, vợ tôi nói cô ấy sẵn sàng hi sinh tất cả, bán đi tất cả để chữa bệnh cho tôi, và trên hết là để tôi biết rằng, trên đời này chỉ có tôi, sự sống của tôi và tình yêu của tôi dành cho cô ấy và con là quan trọng. Cô ấy là điều quý giá, lớn lao nhất cuộc đời của tôi

Bị bệnh hiểm nghèo cũng chưa hẳn là quá tệ, nó giúp tôi hiểu ra nhiều điều mà khi khỏe mạnh tôi không nhìn thấy. Tôi quý trọng gia đình hơn, quý trọng cuộc sống hơn và biết yêu hơn”.

Hòa đang mong chờ có một niềm tự hào thứ hai mang tên “con gái”. Người đàn ông với đủ mọi thứ dây rợ quanh người đang nằm kia, trên tấm ga giường trắng nhưng dây rợ đó không buộc được một tâm hồn tự do và cam đảm đang hướng đến những giấc mơ đẹp hơn.

Anh Nghiêm Đức Hòa, sinh năm 1976 hiện đang công tác tại tiểu học Trung hòa, thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Tây. Năm 2005, anh biết mình bị suy thận. Không còn cách nào khác, hai vợ chồng anh lao vào làm việc vì biết rằng đến một ngày sẽ phải chạy thận.

Năm 2008, khi bác sỹ chỉ định anh phải chạy thận, cũng là khi anh bắt đầu mở công ty vận tải Nghiêm Gia. Cho đến giờ, người đàn ông dũng cảm này vẫn hàng ngày đến trường dạy học, vừa điều hành công ty vận tải của mình. 3 lần/ tuần, anh tự lái xe hơn 40 km vào bệnh viện Bạch Mai chạy thận.

Chia sẻ