Người dân Hà Nội tuyên chiến với thực phẩm bẩn

Saga,
Chia sẻ

Khi thực phẩm bẩn đã trở thành một vấn nạn, thì những động thái "tuyên chiến" và những sáng tạo để đưa thực phẩm sạch tới người tiêu dùng thực sự được quan tâm, trông đợi.

Ngày 21/04 – ngay giữa thời điểm cả nước cùng tham gia Tháng An toàn Thực phẩm, đội Quản lý thị trường số 32 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện và yêu cầu tiêu hủy hơn 1 tấn rau củ các loại tại cơ sở của bà N. T. T (Mê Linh, Hà Nội). Nguyên nhân do bà không thể chứng minh được nguồn gốc sản phẩm song vẫn đóng vào túi lưới, dán nhãn “Đảm bảo” và đưa vào chuỗi siêu thị ở Hà Nội.

Khi đồng tiền không đi liền với tính mạng…

Là lời bình luận trên trang Fanpage Thử Thách Rau Giá (https://www.facebook.com/thuthachraugia.vn) – Chương trình phóng sự tương tác về vấn đề an toàn thực phẩm khi đăng tải thông tin về vụ việc trên.

Nghe có vẻ “giật tít” nhưng nếu xét đến thông tin cơ sở sản xuất của bà T. là địa chỉ đã và đang được Metro “chọn mặt gửi vàng” trong suốt 4 năm qua; xét đến việc nhiều người đã tin tưởng và chấp nhận bỏ tiền mua thực phẩm đắt tại các siêu thị, mong được ăn sạch; đây có lẽ không phải một tít quá giật gân.

(Nguồn: Fanpage Thử Thách Rau Giá)

Báo chí mỗi ngày lại đưa tin công an TP. Vinh vừa phát hiện và tịch thu 600 lọ hóa chất ngâm giá đỗ có xuất xứ từ Trung Quốc (Báo Công An Nghệ An), trước đó công an TP. Hà Nội phát hiện và tịch thu 80.000 lọ hóa chất kích thích tăng trưởng dùng cho giá đỗ (Báo An Ninh Thủ Đô)…

Đó có vẻ là những tin mừng cho đến khi chúng ta tiếp tục đặt các câu hỏi:

Bao nhiêu lọ hóa chất đã được sử dụng và không bị phát hiện?

Bao nhiêu lọ hóa chất khác chưa bị phát hiện, tịch thu và tiêu hủy?

Bao nhiêu người đã, đang và sẽ ăn phải giá đỗ ngâm thuốc độc hại?

Quan trọng nhất, là câu hỏi khiến ai cũng rùng mình: Khi nào tới LƯỢT chúng ta?

Nói KHÔNG với thực phẩm bẩn – Chuyện không của riêng ai

Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có hơn 58.000 cơ sở sản xuất – kinh doanh thực phẩm. Hà Nội liên tục tổ chức các đoàn thanh kiểm tra liên ngành An toàn Vệ sinh Thực phẩm để tăng cường thanh kiểm tra tại các cơ sở khác nhau. Mục tiêu đặt ra là ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng, bảo quán, chế biến thủy sản…

Dù vậy, thực tế cho thấy thực phẩm bẩn vẫn tràn lan trên thị trường, từ chợ đến siêu thị và trở thành nỗi ám ảnh đối với người tiêu dùng. Không thể đòi hỏi các chính sách, nỗ lực của các ban ngành thành công trong thời gian ngắn, người dân Hà Nội cũng dần chủ động và tích cực hơn trong chiến dịch “Nói KHÔNG với thực phẩm bẩn!”

Bên cạnh việc tự tìm hiểu, thu thập thông tin trên sách báo để nâng cao nhận thức, phân biệt thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn, người dân thành phố Hà Nội còn tận dụng các không gian trống để tự trồng rau sạch tại nhà. Những loại rau đơn giản như mồng tơi, cà chua, rau giá… có thể được tìm thấy trên các sân thượng, ban công, thậm chí cả những kệ cửa sổ… giữa lòng thành phố.

Thật mừng khi người tiêu dùng không phải là những “chiến binh” đơn độc trên hành trình tẩy chay thực phẩm bẩn! Các nhà khoa học, các doanh nghiệp,… cũng đã bắt đầu nhập cuộc với mong muốn tạo ra nguồn thực phẩm sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

TS. Đỗ Ngọc Chung – Giảng viên trường ĐHCN, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đã dành nhiều công sức và tâm huyết để chế tạo ra thiết bị làm giá sạch mang tên GV-102. “Đứa con tinh thần” của anh được thiết kế đơn giản với tính ứng dụng cao, nhằm giúp các bà nội trợ tự làm rau giá sạch để ăn.

Tính đến thời điểm hiện tại, thiết bị chuyên dụng làm giá sạch tại nhà GV-102 do Công ty TNHH Giải pháp Năng lượng Toàn diện nhà đại diện sản xuất các sản phẩm của TS. Đỗ Ngọc Chung đã xuất hiện và gắn bó với hàng ngàn hộ gia đình tại thành phố Hà Nội, góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh do hóa chất từ rau giá bẩn gây ra.

Nếu tất cả chúng ta cùng chung tay, hành trình đẩy lùi và “xóa sổ” tình trạng sản xuất thực phẩm bẩn chắc chắn không còn quá gian nan!

Chia sẻ