Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng”

Lê Trung,
Chia sẻ

Với điểm nhấn đặc sắc là điệu múa “con đĩ đánh bồng”, lễ hội làng Triều Khúc đã trở thành một trong những lễ hội được chú ý nhất trong địa bàn thủ đô Hà Nội.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 1.

Theo truyền thuyết thì đây là lễ Tức vị (tức Lễ lên ngôi) của Phùng Hưng. Đám rước được cử hành long trọng, với đầy đủ những nghi lễ cần thiết rước mũ áo hoàng đế của Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Đại

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 2.

Nghi lễ rước kiệu Bố cái Đại vương diễn ra trong sự long trọng, thành kính của dân làng Triều Khúc.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 3.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 4.

Một thành viên trong đội rước kiệu

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 5.

Một bàn thờ được người dân thành kính để trước nhà. Theo phong tục của làng, khi kiệu Ngài đi qua, mọi nhà hay bày bàn thờ ra để lễ Ngài để xin lộc, cầu bình an.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 6.

Điểm nhấn của lễ hội làng Triều Khúc là điệu múa “con đĩ đánh bồng”. Những chàng trai mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ mớ ba mớ bảy giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa phải cực kỳ lả lơi, quấn quýt bên nhau.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 7.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 8.

Tích xưa kể rằng, Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” còn gọi là múa Bồng, gắn liền với sự kiện Phùng Hưng tập hợp binh sĩ, đóng quân tại làng Triều Khúc xưa. Ban đầu, múa Bồng được biểu diễn nhằm giải trí cho binh lính khi mừng công thắng giặc. Do trong quân không có nữ, các binh sĩ đóng giả con gái rồi múa mua vui.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 9.

Sau khi vua Phùng Hưng qua đời, để tưởng nhớ ngài, Nhân dân Triều Khúc đã lập đình thờ. Cũng từ đó, múa Bồng là điệu múa phục vụ nghi lễ tế thần khi vào đám và là điệu múa hầu Thánh, mang tính nghi lễ.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 10.

Nhân vật chính - "con đĩ" nhảy điệu múa bồng, phải đều là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo. Là một trong mười điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long, Điệu múa đánh bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 11.

Chỉ có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp "kiểu cách", "sang chảnh" không phải ai cũng bắt chước được. Mặc dù trời mưa rả rích nhưng họ vẫn nhảy múa trong sự phấn khích của những người xem hội.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 12.

Người dân dùng điện thoại vừa ghi lại cũng như phát trực tiếp những điệu múa đánh bồng mềm mại.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 13.

Em Hải Đăng, 13 tuổi, cho biết: đây là lần đầu em tham gia đội múa bồng nên em cảm thấy rất hồi hộp và có chút bỡ ngỡ, tuy nhiên em thấy rất vui khi được hòa mình với lễ hội của làng.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 14.

Đông đảo khách thập phương đến xem hội, mặc dù thời tiết hôm nay lạnh và có mưa.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 15.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 16.

Những em bé được bố mẹ chuẩn bị quần áo ấm đi xem hội làng.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 17.

Một bà mẹ đang cầm tay hai người con

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 18.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 19.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 20.

Những người dân thành kính cầu nguyện trước kiệu Thánh, xin lộc, xin bình an.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 21.

Người dân Hà Nội đội mưa xem trai làng giả gái nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” - Ảnh 22.

Đoàn rước kiệu Thánh vào trong đại đình làng Triều Khúc. Lễ hội nhằm tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, người đã mang lại cuộc sống no ấm, yên bình cho dân làng.

Chia sẻ