Người có EQ cao tiết lộ 5 câu cửa miệng trong giao tiếp để sự nghiệp lên như diều gặp gió, may mắn tự tìm đến

ĐINH ANH,
Chia sẻ

Người có trí tuệ cảm xúc cao có cách giao tiếp khéo léo để tạo được lòng tin nhằm thuận lợi trong việc thăng tiến ở nơi công sở.

Thành công của một người không chỉ dựa trên sự tài giỏi, mà còn có cách đối nhân xử thế và thái độ khi đối mặt với những chuyện phát sinh trong cuộc sống. EQ là yếu tố giúp con người làm được điều này.

EQ (trí tuệ cảm xúc) cũng là chủ đề được các công ty lớn trên toàn cầu bàn luận sôi nổi sau khi nhà tâm lý học người Mỹ Daniel Goleman xuất bản cuốn sách bán chạy nhất "EQ" vào năm 1995.

Theo đó, Goleman đã ra EQ cao do 5 yếu tố cấu thành, đó là khả năng tự nhận thức, khả năng tự điều chỉnh, động lực, sự đồng cảm và kỹ năng xã hội.

Sở hữu chỉ số EQ cao không chỉ giúp cải thiện chất lượng giao tiếp, thiết lập mạng lưới tốt tại nơi làm việc, tạo cho mọi người ấn tượng đáng tin cậy mà còn mang đến cơ hội giúp chúng ta nhận được mức lương hoặc đãi ngộ hàng năm cao hơn.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, những người có EQ cao thường hiếm gặp hơn những người có EQ thấp. Và sự thật là chỉ số này còn quan trọng hơn cả khả năng lãnh đạo. Nó là yếu tố không thể bỏ qua", Jack Welch - nhà lãnh đạo kiệt xuất, cựu CEO đã đưa tập đoàn GE lên đến đỉnh cao từng khẳng định. Để nắm giữ chìa khóa giúp trở thành nhân vật xuất chúng tại nơi làm việc, trí tuệ cảm xúc EQ là năng lực vô cùng quan trọng.

Ở nơi làm việc, người có EQ cao rất giỏi hòa đồng và giữ được mối quan hệ với tất cả mọi người. Chính điều này giúp họ có cơ hội được thăng tiến, tập trung được nguồn lực nhằm vượt qua mọi thử thách.

Biên tập viên của Inc đã quan sát thói quen giao tiếp của những người có chỉ số EQ cao và tổng hợp được 7 câu nói họ thường sử dụng.

photo-1686486296649

1. "Để tôi nghĩ xem tại sao"

"Tại sao" là một từ hay. Khi nghi ngờ về một điều gì đó và nghĩ về lý do tại sao, bạn sẽ bắt đầu phân tích mọi thứ từ góc độ khách quan và không bị cảm xúc lôi kéo. Dưới đây là một vài tình huống:

- Tại sao tôi cần chăm chỉ hết sức để hoàn thành đề án này?

- Tại sao tôi lại đáp ứng nhu cầu vô lý của khách hàng nhanh như vậy?

- Tại sao cuối tuần tôi vẫn tăng ca dù gia đình tôi rõ ràng là muốn tôi nghỉ ngơi và dành thời gian cho họ?

- Tại sao người này lại chỉ trỏ dạy đời tôi?

Bằng cách đặt câu hỏi, bạn có thể tận dụng cơ hội để nhận thức trạng thái của chính mình, làm rõ cảm xúc nào là cần thiết và không cần thiết, đồng thời cố gắng tránh những điều không cần thiết xảy ra.

2. Cảm ơn/ Làm ơn/ Không có gì

Những người có EQ cao biết cách cư xử lịch sự và khiến cuộc trò chuyện diễn ra êm đẹp. Việc kịp thời bày tỏ lòng biết ơn còn quan trọng hơn, hãy để mọi người biết rằng bạn đã nhìn thấy sự vất vả của họ và bạn rất cảm kích vì điều đó.

3. Không, cảm ơn!

Từ chối người khác có thể là điều khó nói. Song việc từ chối một cách dứt khoát sẽ giúp tiết kiệm thời gian của cả 2 người. Đồng thời nó cũng giúp đối phương hiểu được thái độ của bạn ngay lập tức. Song trong cách từ chối của người có EQ cao luôn đi kèm câu cảm ơn như một cách để gửi gắm thêm lời xin lỗi vì không thể giúp đỡ được trong tình huống này.

Trước khi đưa ra lời từ chối, bạn cần quay lại câu nói đầu tiên "Để tôi nghĩ xem tại sao". Hãy suy nghĩ kĩ trước khi từ chối người khác để tránh rơi vào tình huống mất nhiều hơn được.

4. Tôi nói thế có đúng không nhỉ?

photo-1686486297925

Nói câu này tức là bạn đang cố gắng hiểu những gì đối phương đang nói chứ không phải đang giả vờ hiểu hay phớt lờ điều đối phương muốn biểu đạt. Câu nói này về một mặt nào đó khá tương đương với cách nói "Tôi hiểu những gì bạn đang nói".

Tuy nhiên, câu "Tôi hiểu những gì bạn đang nói" không phải lúc nào cũng phù hợp 100%. Bởi đôi khi bạn có thể không thực sự hiểu đối phương nói gì. Việc bạn khẳng định quá trọn vẹn việc mình biết đối phương đang thể hiện điều gì sẽ khiến đối phương cảm thấy đắc ý và kiêu ngạo, dễ dẫn đến hiểu lầm xa hơn.

5. Tôi thường mắc lỗi này

Khi thấy người khác mắc lỗi, thay vì nghiêm khắc đổ lỗi hay ra lệnh cho người khác sửa theo cách của mình, tốt hơn hết bạn nên nói một cách khiêm tốn rằng "Tôi thường mắc lỗi này". Ví dụ: "Tôi cũng hay mắc lỗi này lắm, hay là cậu cứ kiểm tra kỹ lại đi, xem nội dung đã đúng hết chưa?".

Chia sẻ