Người bị ung thư giai đoạn muộn sẽ phục hồi chức năng nếu được chăm sóc đúng cách
Mắc bệnh sarcome cơ vân (một loại ung thư phần mềm) phải cưa 1 chân, ung thư tuyến giáp, bà T- 68 tuổi chịu nhiều biến chứng như thường xuyên lên cơn động kinh, khó thở, không nói, không ăn được, trí nhớ suy giảm. Tuy nhiên sau 4 tháng điều trị chăm sóc giảm nhẹ, các chức năng đã dần phục hồi, sức khỏe tiến triển tốt.
Ở những giai đoạn muộn của ung thư, dù không thể chữa khỏi, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp người bệnh sống lâu hơn.
Người phụ nữ mắc bệnh ung thư và vô số các biến chứng hành hạ
Năm 2005, bà N.T.T, 68 tuổi, Khâm Thiên, Hà Nội bị chẩn đoán sarcome cơ vân, một loại ung thư phần mềm, xuất phát từ các mô mềm - mô có tác dụng nâng đỡ, liên kết và bao quanh các cấu trúc khác của cơ thể) như mô mỡ, cơ, mô xơ, dây thần kinh, mô mỡ dưới da, gân, màng khớp (mô bao hoạt dịch). Loại ung thư này có thể xuất hiện ở bất cứ phần nào trên cơ thể, chủ yếu xuất phát từ tay và chân.
Gia đình đã đưa bà sang Singapore để điều trị. Tại đây, bà đã được điều trị theo phác đồ của bác sĩ Singapore và phẫu thuật loại bỏ khớp háng. Chưa dừng lại ở đó, sau một thời gian về Việt Nam, bà T phát hiện thêm bệnh ung thư tuyến giáp và đã điều trị ở một số nơi. Do gặp tình trạng khó thở, nên bệnh nhân đã được phẫu thuật mở khí quản. Biến chứng của 2 bệnh ung thư khiến người bệnh không chỉ khó thở, mà không ăn, không nói được. Khối u chèn vào các dây thần kinh, khiến bà thường xuyên lên cơn động kinh, co giật.
Điều trị chăm sóc giảm nhẹ giúp quá trình điều trị ung thư trở nên nhẹ nhàng hơn.
Nhờ điều trị chăm sóc giảm nhẹ, sức khỏe người bệnh đã tiến triển tốt, các chức năng dần phục hồi
Tháng 3, 2017 bà T được nhập viện tại Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc, để tiếp tục điều trị với các bác sĩ Singapore đã điều trị cho mình trước đây (Bệnh viện Thu Cúc hợp tác điều trị với các bác sĩ tại các bệnh viện lớn của Singapore). Các bác sĩ tiếp nhận cho biết, bà T trong tình trạng rất nguy kịch: khó thở, không nói được, không ăn được và phải đặt ống xông dạ dày, tinh thần bị kích động, hay lên cơn động kinh. Các bác sĩ tại đây đã phải cố định tay và chân của người bệnh vào giường để thuận tiện cho việc chăm sóc và điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân còn có tiền sử huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Trong khi tình trạng bệnh nhân nặng, gia đình người bệnh cũng rất neo người, thiếu người chăm sóc bệnh nhân.
Nhận định về trường hợp này – ThS.BS Nguyễn Thị Minh Hương, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc, cũng là một trong những bác sĩ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân cho biết, những trường hợp bệnh nhân ung thư nặng, việc điều trị khỏi bệnh là không thể, mà mục đích chính của điều trị là nhằm nâng cao thể trạng của người bệnh, tập trung điều trị các biến chứng, giảm đau, và giúp người bệnh sống lâu hơn.
Sau khi nhập viện, bà T được chăm sóc theo chế độ cấp 1 (chế độ đặc biệt, dành cho những bệnh nhân nặng). Các bác sĩ và điều dưỡng tại Bệnh viện Thu Cúc đã điều trị nâng đỡ, sử dụng một số loại thuốc để điều trị các triệu chứng của người bệnh, đồng thời nuôi dưỡng, chăm sóc phục hồi chức năng, giúp người bệnh vận động. Bên cạnh đó, các điều dưỡng tích cực trò chuyện, tâm sự với người bệnh, giúp khôi phục khả năng nói.
Nhờ điều trị và chăm sóc tích cực về mọi mặt, sau 2 tháng (từ tháng 3 tới tháng 5/2017), bệnh nhân đã tiến triển rất tốt, có thể nói chuyện được, ăn được, không cần phải cố định tay chân vào giường như trước. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu người bệnh lúc nhớ lúc quên, trí nhớ chưa trở lại bình thường (do khối u chèn vào dây thần kinh gây ảnh hưởng). Bác sĩ Minh Hương tâm sự, có nhiều hôm bệnh nhân 68 tuổi đòi ra viện vì “phải về nhà, còn con nhỏ”.
Chị Hồng – điều dưỡng trưởng khoa Ung bướu cũng cho biết thêm: “Trường hợp của bệnh nhân N.T.T. khiến cả khoa chúng tôi vô cùng ấn tượng. Ấn tượng không chỉ vì tình trạng của bà, mà còn ấn tượng vì bà rất lạc quan, hay kể chuyện vui cho cả phòng nghe. Sau khi nói được, bà thường xuyên kể cho chúng tôi nghe về những câu chuyện “ngày xưa”, và tâm sự về cuộc sống hàng ngày, khiến cả nhóm điều dưỡng cười rôm rả. Khi đó, không còn khoảng cách giữa người bệnh và điều dưỡng, không còn rào cản về bệnh tật nữa, bà thực sự vui vẻ và rất yêu đời.”
Sau 4 tháng điều trị, đến nay bệnh nhân đã tự ăn được, không bị nghẹn, trí nhớ đã phục hồi tốt, huyết áp ổn định và được bác sĩ cho xuất viện vào tháng 7/2017. Hiện tại, bệnh nhân được điều trị ngoại trú, tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Để tìm hiểu thêm về điều trị, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư, vui lòng tìm hiểu Tại đây.