Người Ai Cập cách đây 4.000 năm đã biết điều trị ung thư như thế nào?
Các vết cắt được phát hiện xung quanh các tổn thương ung thư trên hộp sọ của người Ai Cập cổ đại cho thấy con người đã tiến hành phẫu thuật ung thư từ hơn 4.000 năm trước.
Một phân tích mới về các tổn thương được tìm thấy trên hộp sọ của người Ai Cập cổ đại cho thấy con người đã cố gắng điều trị ung thư bằng phẫu thuật sớm hơn 1.000 năm so với suy nghĩ trước đó.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, người Ai Cập cổ đại đã cố gắng điều trị ung thư bằng phẫu thuật hơn 4.000 năm trước.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích hộp sọ người từ Bộ sưu tập Duckworth của Đại học Cambridge có niên đại từ năm 2686 đến 2345 trước Công nguyên. Hộp sọ chứa bằng chứng về một khối u nguyên phát lớn cũng như hơn 30 tổn thương di căn nhỏ hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những tổn thương này được bao quanh bởi các vết cắt, có thể được tạo ra bằng cách sử dụng một vật sắc nhọn như dụng cụ kim loại. Các nhà nghiên cứu cho biết, điều này cho thấy người Ai Cập cổ đại đã cố gắng tiến hành phẫu thuật để điều trị cho bệnh nhân, một người đàn ông ở độ tuổi 30.
Cho đến nay, mô tả lâu đời nhất về bệnh ung thư có từ khoảng năm 1600 trước Công nguyên. Camarós Perez cho biết, những phát hiện mới cho thấy ung thư đã nằm trong kiến thức y học của người Ai Cập cổ đại – căn bệnh mà họ có thể đã thử nhưng không thể điều trị thành công. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng nếu không có tiền sử lâm sàng của bệnh nhân, các nhà khoa học không thể vẽ ra bức tranh toàn cảnh về căn bệnh ung thư mà họ đã trải qua.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu mong muốn nhìn ngược thời gian xa hơn nữa để tìm hiểu thêm về cách con người đối phó với bệnh ung thư trong nhiều thiên niên kỷ.
Camarós Perez nói: “Nếu chúng ta biết rằng hơn 4.000 năm trước, người Ai Cập cổ đại đã cố gắng tìm hiểu bệnh ung thư ở cấp độ phẫu thuật, thì chúng tôi hoàn toàn tin chắc rằng đây chỉ là khởi đầu của một điều gì đó đã bắt đầu từ hàng ngàn năm trước”.
Các tác giả cho biết, những phát hiện mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Medicine có thể thay đổi quan niệm của chúng ta về thời điểm y học hiện đại ra đời.
Nhóm nghiên cứu cũng phân tích hộp sọ của một phụ nữ 50 tuổi khi bà qua đời và sống trong khoảng thời gian từ 664 đến 343 trước Công nguyên. Hộp sọ của bà cũng được lưu giữ tại Bộ sưu tập Duckworth của Đại học Cambridge. Giống như người đàn ông kia, người phụ nữ này có một vết thương lớn trên hộp sọ gợi ý đến bệnh ung thư. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cô có thêm hai vết thương trên hộp sọ do chấn thương, chẳng hạn như bị tấn công bằng vũ khí sắc nhọn.
Cả hai vết thương đều đã lành, điều này cho thấy y học ở Ai Cập cổ đại đã đủ tiên tiến để điều trị vết thương cho người phụ nữ này - nhưng không phải bệnh ung thư.
Camarós Perez cho biết, những phát hiện mới cho thấy ung thư đã nằm trong kiến thức y học của người Ai Cập cổ đại, căn bệnh mà họ có thể đã thử điều trị nhưng không thành công.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu mong muốn nhìn ngược thời gian xa hơn nữa để tìm hiểu thêm về cách con người đối phó với bệnh ung thư trong nhiều thiên niên kỷ.
Theo Live Science