Ngứa âm đạo - Rắc rối không nhỏ cho chị em

Huyền Lâm ,
Chia sẻ

Bạn có biết rằng theo thống kê có đến 75% phụ nữ đã từng ít nhất một lần bị viêm âm đạo do nấm.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Ngứa kéo dài trên 3 ngày, chữa trị tại nhà vẫn không khỏi, thậm chí còn tiến triển  nặng hơn.

Triệu chứng của bạn nói lên điều gì?

- Ngứa âm đạo có thể mặc quần quá chật, lâu dần tạo điều kiện thuận lợi gây ra những viêm nhiễm.

- Ngứa có thể là biểu hiện khó chịu của một loại viêm nhiễm, từ viêm âm đạo do vi trùng đến do nấm (còn gọi là Candida albicans hoặc Monilla) và do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis).

- Ngứa âm đạo còn có thể là dấu hiệu dị ứng (allergy) với chất hoá học trong xà phòng, chất khử mùi hoặc thuốc nhuộm, hoặc có thể là dấu hiệu teo tổ chức âm đạo ở phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh.

Cách điều trị

- Ngâm rửa bằng nước muối: Tuy là cách đưon giản nhưng lại có khả năng chữa được vài dạng viêm âm đạo.

Pha 1 muỗng muối vào một chậu nước ấm. Ngồi vào trong chậu 10-15 phút. Hai hoặc ba đêm liên tục ngâm rửa có thể giúp hết ngứa.

- Kiêng trong một thời gian: Đừng quan hệ tình dục cho đến khi hết ngứa.

- Dùng bao cao su ngừa thụ thai (condom): Bao cao su ngừa thụ thai giúp bảo vệ chống lại những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

-  Hãy hỏi bác sĩ: Bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định loại viêm nhiễm gây ngứa cho bạn. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc chống nấm như biệt dược Vagistat, Nystatin hoặc Monistat.

-  Cần sự trợ giúp điều trị các triệu chứng mãn kinh: Nếu bạn đang đến tuổi mãn kinh, hãy hỏi bác sĩ về cách điều trị ngứa do những thay đổi xảy ra ở âm đạo. Tuỳ theo từ bệnh trạng cụ thể của từng cá nhân, bác sĩ sẽ điều trị bằng Liệu pháp Nội tiết tố Thay thế (HRT) hoặc kem nội tiết tố (hormone) dùng bôi âm đạo.

- Không áp dụng cách thụt rửa âm đạo và bột: Thụt âm đạo không những không có tác dụng làm giảm ngứa hoặc viêm âm đạo, mà còn có thể gây nguy hiểm. Thụt âm đạo có thể đưa các tác nhân gây viêm lên qua cổ tử cung và gây viêm khung chậu.

Điều ngứa âm đạo do nấm
 
- Giảm lượng đường: Đường nuôi dưỡng nấm, do đó chị em không nên ăn các thức ăn giàu đường.

- Uống sinh tố nhóm C (vitaminC): Hãy uống 500 mg sinh tố nhóm C, 2 lần mỗi ngày. Bởi lẽ sinh tố nhóm C (ascorbic acid) làm tăng tính chua (toan acid) của âm đạo, tạo nên môi trường không thích hợp cho nấm phát triển.

- Quạt khô vùng âm đạo: Sau khi tắm, hãy quạt khô vùng âm đạo. Bởi lẽ nấm cần sự ẩm ướt để tồn tại. Hãy đặt máy sấy tóc (hair dryer) ở chế độ thấp nhất và đặt máy sấy cách âm đạo khoảng 15-20cm.

- Ngâm rửa: Một cách ngâm rửa nữa có tác dụng tốt để loại bỏ viêm nhiễm nấm. Một tháng 1 lần sau khi chu kỳ kinh nguyệt, hãy pha ba muỗng nhỏ Boric acid vào chậu nước có mực nước khoảng 15cm đủ để ngồi ngâm. Ngồi vào chậu nước ngâm trong 5-10 phút sẽ giúp tiêu diệt được nấm.

- Cung cấp Leactobacillus: Hàng ngày nên ăn một ly sữa chua, bởi lẽ trong sữa chua có chứa  Leactobacillus hoạt tính có lợi sẽ làm giảm khả năng bị viêm nhiễm nấm.
 
- Tuy nhiên, rất có  thể bạn bị viêm nhiễm nấm dai dẳng do cơ thể bị dị ứng với nấm Candida albican. Vì vậy khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để được làm thử nghiệm phản ứng trên da.

-  Có kế hoạch dự phòng bệnh: Bất kỳ kích thích âm đạo nào  cũng có thể mở đường cho viêm nhiễm nấm. Do đó bạn nên tránh đừng để âm đạo tiếp xúc với tác nhân gây kích thích gồm dầu thơm, giấy vệ sinh nhuộm màu, quần lót màu, chất khử mùi và chất bôi trơn trong khi quan hệ tình dục.

Để ngăn ngừa nấm phát triển, nên giặt quần áo bằng xà phòng không có mùi thơm, không dùng chất làm mềm sợi vải và mặc quần áo vải sợi rộng, đồ lót bằng sợi vải trắng và không mang tất liền quần.

Theo Lương y Huyền Lâm
YHPT
Chia sẻ