Ngón tay tử thần: "Phép thuật" đóng băng dưới lòng đại dương, biến sinh vật ở gần thành đồ đông lạnh trong tích tắc

Aries (T/H),
Chia sẻ

Giữa lòng biển sâu, thi thoảng sẽ có một cột băng bất ngờ xuất hiện và làm đông cứng mọi sinh vật trên đường nó đi qua. Nó được gọi với cái tên khá rùng rợn: Ngón tay tử thần.

Thật diễm lệ và kỳ ảo khi đáy biển bỗng có một cột băng hình lốc xoáy di chuyển khá nhẹ nhàng. Nhưng cột băng này đi đến đâu cũng mang lại chết chóc, bất kỳ sinh vật nào chậm chạp không tránh xa sẽ biến thành "hải sản đông lạnh" ngay lập tức. Hiện tượng cột băng dưới đáy biển ấy được đặt cho cái tên vô cùng đáng sợ là "Ngón tay tử thần" - chạm đến đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó.

Ngón tay tử thần: "Phép thuật" đóng băng dưới lòng đại dương - Ảnh 1.

Cột băng kỳ quái hình lốc xoáy quét qua đáy đại dương, hệt như ngón tay xuyên qua mặt nước.

Từ những năm 1960, các nhà khoa học đã khám phá ra hiện tượng kỳ thú dưới đáy biển sâu và có thể đóng băng mọi sinh vật mang tên Icy Brinicles of Death - Ngón tay tử thần. Tuy nhiên, phải tới hơn 50 năm sau, con người mới có những hình ảnh chân thực cùng những báo cáo chi tiết hơn về hiện tượng này.

Theo báo cáo từ Trung tâm nghiên cứu tại Basque – Tây Ban Nha, hiện tượng này chỉ có thể xảy ra ở vùng biển Nam Cực và Bắc Cực. Quá trình này diễn ra khi nước biển ở đây bắt đầu đóng băng. Lúc này các các hợp chất chủ yếu là muối (NaCl) và ion khác bị đẩy ra khỏi tinh thể nước.

Ngón tay tử thần: "Phép thuật" đóng băng dưới lòng đại dương - Ảnh 2.

Cận cảnh những sinh vật xấu số bị đông cứng ngay lập tức sau khi cột băng lạnh thấu xương đi qua.

Phần nước biển xung quanh sẽ tiếp tục bão hòa lượng muối vừa bị đẩy ra nhưng vẫn nằm rải rác bên trong khối băng. Do đó, độ mặn của nước biển tại khu vực đang đóng băng cao hơn với mức trung bình của nước biển thông thường. Ngược lại, nước có độ mặn cao sẽ dễ bị đóng băng hơn so với nước biển bình thường. Khi các khối băng bị nứt vỡ, lượng nước biển mặn hơn sẽ thoát ra ngoài. Vì có khối lượng riêng nặng hơn, nên phần nước biển mặn sẽ nhanh chóng chìm xuống dưới đáy đại dương và dần kết tinh thành băng.

Khi lớp băng xung quanh dày lên tới một ngưỡng nhất định, cột băng có thể tự duy trì độ lanh của nó trong một thời gian dài dưới đáy biển và không bị phá hủy dù gặp phải dòng nước ấm.

Ngón tay tử thần: "Phép thuật" đóng băng dưới lòng đại dương - Ảnh 3.

Vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh sự tồn tại của "Ngón tay tử thần" khiến giới khoa học tò mò.

Theo những hình ảnh tư liệu thu lại được, có thể thấy khi "Ngón tay tử thần" chạm xuống tới đáy biển, nó nhanh chóng lan rộng ra và có thể "hóa phép" phủ kín lớp băng trong veo lên những sinh vật trên đường chúng đi qua. Những con sao biển và nhím biển sống dưới đáy đại dương đã nhanh chóng bị đông cứng ngay khi tiếp xúc với Ngón tay tử thần này.

Một đoạn clip ghi lại hiện tượng này từng được quay dưới nước ở nhiệt độ -2 độ C tại đảo Little Razorback, thuộc quần đảo Ross Archipelago, Nam Cực cách đây vài năm. Toàn bộ quá trình hình thành cột băng diễn ra trong khoảng 5-6 giờ đồng hồ và quãng đường nó có thể di chuyển lên tới cả kilomet. Tuy đáng sợ là vậy nhưng cũng có một số báo cáo chỉ ra rằng những thành phần có trong khối nước mặn đó lại là nguồn cơn tạo nên sự sống trên hành tinh của chúng ta. Mật độ các chất hóa học, acid và chất béo rất cao của nó có thể đã cung cấp năng lượng cần thiết để hình thành nên những nguyên tử phức tạp, ví dụ như ADN.

Thật kỳ bí phải không!

Chia sẻ