Ngôn ngữ "lạ" chỉ duy nhất 1 trường đại học trên khắp cả nước đào tạo, ra trường có thể kiếm được 70 triệu đồng/tháng

Đông,
Chia sẻ

Cơ hội việc làm của ngành học này rất rộng mở.

Ngôn ngữ Ả Rập là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc cùng với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc… Vậy nên, từ xa xưa Ngôn ngữ Ả Rập đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Về Việt Nam thì đây lại là một ngành khá mới mẻ, do đó rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về ngôn ngữ này. Nếu bạn hứng thú với tiếng Ả Rập mà vẫn "mù mờ" thông tin, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Ngôn ngữ Ả Rập học gì?

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Ả Rập hướng tới mục đích đào tạo ra những cử nhân có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Ả Rập tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa các nước nói tiếng Ả Rập, đồng thời có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, quản trị văn phòng và du lịch.

Sinh viên ngành Ả Rập cần theo học một số môn học nổi bật như: Đất nước học Ả Rập; Văn học Ả Rập; Giao tiếp liên văn hoá; Biên dịch - Phiên dịch; Dịch văn bản tin tức báo chí; Tiếng Ả Rập kinh tế - thương mại; Tiếng Ả Rập du lịch...

Ngôn ngữ "lạ" chỉ có duy nhất 1 trường đại học trên khắp cả nước đào tạo, ra trường có thể kiếm được 70 triệu đồng/tháng - Ảnh 1.

Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Ả Rập sẽ được phát triển theo 6 nhóm năng lực như:

- Kiến thức, năng lực tiếng Ả Rập: Có kiến thức tốt và sử dụng thành thạo tiếng Ả Rập. 

- Kiến thức, năng lực ngoại ngữ thứ hai: Sử dụng tốt ngoại ngữ 2 tùy chọn. Sinh viên đạt trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. 

- Kiến thức, năng lực về văn hóa - xã hội: Hiểu biết về ngôn ngữ Ả Rập, về đất nước, văn hóa, con người, xã hội của các nước nói tiếng Ả Rập. Có khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức này vào trong công việc và cuộc sống, trong giao tiếp liên văn hóa và thể hiện được các kiến thức đó bằng tiếng Ả Rập. 

- Kiến thức, năng lực chuyên ngành biên - phiên dịch: Hiểu biết thành thạo về lý thuyết và kỹ năng biên phiên dịch, có khả năng biên phiên dịch Ả Rập - Việt, Việt - Ả Rập, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, báo chí và du lịch. 

- Kiến thức, năng lực về kinh tế – thương mại, hành chính văn phòng: Hiểu biết cơ bản và thực tế về kinh tế doanh nghiệp trong và ngoài nước; hợp tác thương mại song phương, đa phương giữa Việt Nam và các nước Ả Rập... Có khả năng vận dụng sáng tạo những hiểu biết này vào trong công việc và phát triển năng lực bản thân. 

- Kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng bổ trợ: Có những kỹ năng cần thiết để đáp ứng tốt yêu cầu công việc và phát triển bản thân như kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, năng lực xác định và giải quyết vấn đề, thích ứng cao trong môi trường sống và làm việc cạnh tranh đa văn hóa, đáp ứng đòi hỏi của công nghệ 4.0. 

Dù tiềm năng là vậy nhưng theo thống kê, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện là cơ sở giáo dục đại học duy nhất đào tạo về ngôn ngữ này. Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Ả rập năm 2022 của trường này là 30,49 điểm.

Ngôn ngữ "lạ" chỉ có duy nhất 1 trường đại học trên khắp cả nước đào tạo, ra trường có thể kiếm được 70 triệu đồng/tháng - Ảnh 3.

Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ hội cho các bạn sinh viên học ngôn ngữ Ả Rập có rộng mở?

Vì số lượng trường đại học đào tạo ngôn ngữ này không nhiều, nên vì thế tính cạnh tranh của các bạn sinh viên học tiếng Ả Rập không lớn như những ngành ngôn ngữ khác. Cơ hội vì thế cũng sẽ mở rộng hơn cho các bạn như: Nhận nhiều học bổng du học chuyển tiếp 1 năm tại Ai Cập, Kuwait, Qatar; cơ hội apply các học bổng du học ngắn hạn tại Oman, UAE, Ả Rập Saudi; có khả năng được nhận học bổng tiền mặt của các Đại sứ quán Ả Rập tại Việt Nam.

Không những vậy, các bạn còn có cơ hội tham gia các sự kiện ngoại giao, các cuộc thi quốc tế và thực tập tại Đại sứ quán các quốc gia sử dụng tiếng Ả Rập tại Việt Nam, các doanh nghiệp và cơ quan có hợp tác với các nước dùng tiếng Ả Rập. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác trong các nhóm vị trí việc làm như:

Nhóm 1: Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên

Nhóm 2: Thư ký văn phòng/ Trợ lý đối ngoại/ Nhân viên kinh doanh, văn phòng/ Hướng dẫn viên du lịch/ Điều phối dự án/ Hướng dẫn viên du lịch

Nhóm 3: Giảng viên/ Giáo viên

Nhóm 4: Nghiên cứu viên

Một trong những công việc "trong mơ" mà các bạn sinh viên học ngành ngôn ngữ Ả Rập có thể có được đó chính là trở thành tiếp viên hàng không của hãng hàng không Emirates - hãng hàng không có trụ sở tại Garhoud, Dubai, UAE.

Nếu vượt qua những tiêu chí về ngoại hình, ngoại ngữ và hoàn thành xuất sắc các bài kiếm tra năng lực, các bạn sẽ nhận được vô vàn ưu đãi khi trở thành tiếp viên hàng không Emirates Airline như: tổng thu nhập gần 70 triệu đồng/tháng (có thể cao hơn nếu phục vụ ở khoang thương gia); được công ty hỗ trợ tiền ở khách sạn và tiền đi lại; được cung cấp chỗ ở miễn phí với đầy đủ tiện nghi... 

Ngôn ngữ "lạ" chỉ có duy nhất 1 trường đại học trên khắp cả nước đào tạo, ra trường có thể kiếm được 70 triệu đồng/tháng - Ảnh 4.

Tiếp viên hàng không Emirates

Tổng hợp

Chia sẻ