Ngôi trường có triết lý giáo dục hiện đại ở quận Thanh Xuân

Đ.X,
Chia sẻ

Ngay tại quận Thanh Xuân, Hà Nội có một ngôi trường với không gian rộng rãi và triết lý giáo dục tiên tiến, hiện đại. Đó không phải là tất cả…

Vietschool là trường liên cấp được thành lập năm 2018, có trụ sở chính tại 53 Triều Khúc (quận Thanh Xuân, Hà Nội), theo hai hệ song ngữ và quốc tế.

– Vị trí khá đắc địa, gần trung tâm, thuận tiện di chuyển. Không gian rộng rãi, nhiều ánh sáng tự nhiên, lưu lượng gió vừa phải.

– Nhiều phòng chức năng và khu thể thao lớn, hướng đến các trò chơi “Khỏe mạnh về thể chất, mạnh về tinh thần”.

– Số lượng học sinh mỗi lớp ít, tối đa 30 học sinh. Học phí 4,4 triệu – 8,5 triệu đồng/tháng.

– Triết lý giáo dục hiện đại nhưng không áp lực học thuật, ưu tiên phát triển kỹ năng và khả năng hội nhập.

Quận Thanh Xuân có 1 ngôi trường ngập nắng với triết lý giáo dục hiện đại - Ảnh 2.

TRƯỜNG HỌC ĐẦY ĐỦ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN TRONG MẶT BẰNG 3000M2 Ở QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI

Ngay từ khi bước chân vào trường, ấn tượng của tôi ở khu tiếp tân của Vietschool là không gian ngập ánh nắng, mang đến cảm giác thoáng đãng rõ rệt ít thấy ở những mô-típ trường học cũ.

Từ cổng trường bước vào, hiện ngay vào mắt là những khối ô trang trí bằng màu sắc sặc sỡ vui tươi, cảm quan nói chung là sự hiện đại, thân thiện. Không gian chơi thể thao mặc dù chỉ có 500m2 trên sân thượng, nhưng ngay ở khoảng sân chính giữa cũng là một sân chơi thể thao khác và đang có một lớp học bóng rổ tại đây. Vẻ năng động và tự tin của các bạn nhỏ khiến tôi nghĩ đến ưu tiên "khỏe thể chất, mạnh tinh thần" như trường hướng tới.

Đây cũng là một điều đặc biệt khi trường có 45 lớp học tiêu chuẩn, nhưng hệ thống các phòng học chức năng cũng vô cùng đa dạng như: Âm nhạc, mỹ thuật, phòng lab, ICT, Việt Skill, Văn hóa Việt…

Tuy khuôn viên không có nhiều cây xanh như một số trường học lâu năm khác, nhưng nhờ lối thiết kế không gian mở đã tạo được độ thoáng đãng, mát mẻ, khiến cho ngôi trường lúc nào cũng ngập trong ánh sáng tự nhiên.

Quận Thanh Xuân có 1 ngôi trường ngập nắng với triết lý giáo dục hiện đại - Ảnh 4.

Có những chi tiết nhỏ khiến tôi để ý về độ tinh tế của trường chính là bàn học sinh được thiết kế 1 học sinh/bàn, kích thước bàn ghế thay đổi phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Một lớp học hiện tại chỉ có khoảng trên dưới 20 học sinh, giúp các thầy cô hầu như nắm được hết những bất thường nếu có, cũng như nhanh chóng nhìn thấy những sở trường của học sinh để khích lệ kịp thời.

 MÔN HỌC "LẠ" XUYÊN SUỐT  

Triết lý giáo dục của nhà trường là hướng tới công dân toàn cầu, nghe qua thì có vẻ mâu thuẫn khi trường xây dựng một bộ môn chuyên biệt có tên gọi là Bản sắc Việt xuyên suốt toàn bộ chương trình học tập. Bộ môn này được đầu tư về giáo trình và có hệ thống các chuyên gia hàng đầu Việt Nam tư vấn và xây dựng và đáng nói hơn chính là học sinh cực kỳ thích thú.

Khi được hỏi tại sao lại xây dựng bộ môn này như một môn học trọng tâm và xuyên suốt cả quá trình học tập của học sinh, cô Đặng Thị Thu Trang (GĐ khối Giáo dục Vietschool) chia sẻ: “Xuất phát từ việc nhận ra học sinh Việt còn thiếu kỹ năng hội nhập khi đi ra thế giới. Điều đó gây cản trở cho sự thành công của từng cá thể cũng như khẳng định tầm vóc quốc gia. Vì thế ngoài việc bổ sung “phương tiện hội nhập” chính là tiếng Anh (như hầu hết trường song ngữ, quốc tế khác) thì việc quay lại để hiểu về văn hóa Việt cũng vô cùng cấp thiết. Hơn nữa, khi học sinh hiểu được bản sắc Việt có nhiều điều hay ho như thế nào các em cũng được bồi đắp tinh thần tự hào dân tộc để tự tin hơn khi hòa nhập và vươn tầm công dân toàn cầu”.

Trong bộ môn này học sinh sẽ được tìm hiểu văn hóa Việt và trải nghiệm các giá trị và văn hóa truyền thống, bao gồm các chủ đề chính, như: Đồng dao và câu đố, Trò chơi dân gian, Ẩm thực truyền thống, Trang phục truyền thống, Kiến trúc truyền thống, Mỹ thuật truyền thống, Âm nhạc Truyền thống, Lễ tiết trong năm… Nhưng điều quan trọng hơn khi hiểu về văn hóa Việt tức là học sinh cũng được khám phá các nền văn hóa khác trên thế giới để có cái nhìn tổng quát.

Chương trình được xây dựng từ đội ngũ cố vấn gồm các nhà nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia, nghệ sĩ, họa sĩ uy tín của Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó phòng chức năng Vietskill cũng bổ trợ cho những kỹ năng cần có của học trò theo lối "tích hợp dọc", "tích hợp ngang" xuyên suốt trong tổng thể chương trình học. Điều này nằm trong cách nhà trường luôn giữ một tinh thần để các bộ môn liên quan đến nhau, khiến trò say mê học tập nhưng không bị áp lực.

Từ một môn học độc đáo và rất lạ ở khối dưới cao đẳng, đại học đã khiến nhiều người nhận định đây là một môi trường học tập nhân văn với chương trình giáo dục vừa mang đậm bản sắc Văn hóa Việt, vừa hướng theo chuẩn giáo dục của Hoa Kỳ.

NÓI KHÔNG VỚI ÁP LỰC HỌC HÀNH DÙ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VĨ MÔ

Kim chỉ nam và cũng là triết lý giáo dục của trường rất vĩ mô là đưa học trò của mình trở thành những công dân toàn cầu, nhưng Vietschool lại hướng tới xây dựng một môi trường học tập bình dị, không áp lực học hành.

Thực tế, nhiều trường học cũng hô khẩu hiệu “trở thành công dân toàn cầu”, nhưng cách để biến điều đó trở thành sự thật mới là điều người ta quan tâm hơn. Vietschool là trường còn non trẻ, khi có 3 năm thành lập thì có 1 năm gián đoạn tới trường vì dịch bệnh, nên chưa thể nói về kết quả thực tế ngay lúc này, nhưng có lý do để tôi tin lộ trình trường đang đi là một giấc mơ không hề xa vời.

Cô hiệu trưởng Vietschool Nguyễn Thị Thanh, là người có thâm niên nhiều năm trong ngành giáo dục, là người đã quản lý các trường công lập có thâm niên đã có sự so sánh tổng quát: “Nếu trước đây cách học phổ biến của học sinh là “đọc-hiểu-ghi nhớ”, thì hiện tại trường Vietschool đang chú tâm đến cách “định hướng phát triển năng lực”, tức là phát triển kỹ năng và thế mạnh học trò được ưu tiên. Điều này khá tương đồng với khẩu hiệu “học đi đôi với hành” ở nhiều trường công lập. Tuy nhiên, để đạt được đến điều đó cần một cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng thầy cô đủ đáp ứng yêu cầu, nhưng thực tế ở nhiều trường công lập nói chung sẽ rất khó để làm được điều này, còn Vietschool có những thế mạnh để biến nó thành hiện thực”.

Qua quan sát thực tế giờ Ngữ Văn lớp 7, tôi nhận ra cách tổ chức lớp học ở đây đang áp dụng khá rõ việc học đi đôi với hành. Tác phẩm đang học là “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, lớp học không phải là cách giảng bài thông thường thầy nói trò nghe, mà lớp đang được tổ chức theo "phương pháp chia góc", tạo thành những nhóm học sinh khác nhau để thực hành, thảo luận, nêu quan điểm.

Ở góc này một bạn đóng vai BTV thời sự dẫn tại hiện trường về tình hình nguy cơ vỡ đê và quan tham vẫn mải chơi tổ tôm. Ở một góc khác một nhóm đang trình bày về quan điểm của mình liên hệ với bối cảnh hiện đại “nếu em là người ngồi ở vị trí công quyền em sẽ làm gì”...

Theo cô Nguyễn Thị Thanh tất cả những bài học, môn học trên lớp giáo viên sẽ nói về tính ứng dụng vào thực tiễn khiến cho học sinh thích thú. Ví dụ trẻ sẽ không thích những bài toán hiểm hóc lắt léo tính chu vi, diện tích, nhưng khi biết sau này nó có thể giúp ích cho việc sắp xếp, thiết kế lại căn phòng của mình gọn gàng hợp lý hơn thì các em vô cùng hào hứng.

Quận Thanh Xuân có 1 ngôi trường ngập nắng với triết lý giáo dục hiện đại - Ảnh 7.

Dù đề cao tính ứng dụng thực tiễn, tăng cường học các kỹ năng phát triển và kết nối, nhưng học sinh ở đây lại không có áp lực học hành. Chủ trương của nhà trường là gợi ý cho các em một con đường và phát huy tính tự học, tự sáng tạo chứ không cầm tay, chỉ việc.

Theo quan điểm của cô Thanh thì “nhiều em học trường chuyên nhưng không thành đạt” vì không được phát huy thế mạnh sở trường và dễ trở thành “mọt sách” thiếu kỹ năng trong cuộc sống. Vì vậy, theo cô thì kiến thức không biết bao giờ là đủ, quan trọng hơn là thầy cô và cha mẹ hướng dẫn cho con 1 đường đi, để con tự biết cách trang bị kiến thức và kỹ năng cần có thích ứng được với cuộc sống và thời cuộc sau này.

Chia sẻ