Ngoại tình - tha thứ để hạnh phúc?
Để xây dựng một cuộc hôn nhân phải cần đến hai người, nhưng để phá vỡ nó thì chỉ cần một người là đủ. Nên tha thứ để hạnh phúc hay đường ai nấy đi?
Tha thứ nhưng không thể quên
Mỗi lần không vừa ý với vợ chuyện gì, anh Dũng vẫn lôi giây phút yếu đuối của chị với anh đồng nghiệp ở cơ quan cũ ra để bóng gió, chì chiết. Chấp nhận đón chị trở về sau khi lầm đường lạc lối, nhưng anh vẫn dùng lỗi lầm ấy như một thứ vũ khí để hành hạ vợ bất cứ khi nào có cơ hội. Gặp một tình tiết trên ti vi hay một bài báo nói về chuyện “cơm phở” anh lại đả kích vợ. Mỗi lần cãi nhau đuối lý, anh lại giở “bảo bối” ra để tấn công. Thậm chí ngay cả khi vợ không đáp ứng đủ nhu cầu tình dục, anh cũng đem chuyện cũ ra đay nghiến.
Trong trường hợp đó, lẽ ra chị nên nhìn thẳng vào mắt chồng và hỏi anh ấy :”Anh còn yêu em không ? Anh có muốn em yêu anh không ? Anh có định dành phần đời còn lại sống với em không ?”. Với bất kỳ câu hỏi nào nếu câu trả lời là “có” thì chứng tỏ anh ta đã hành động sai. Còn nếu với các câu hỏi đó, câu trả lời là “không” thì khi ấy, một lá đơn li dị là giải pháp tốt nhất cho mối quan hệ đã không gì cứu vãn nổi. Các nhà tâm lý hôn nhân hiện đại cho rằng nếu kéo dài cuộc sống vợ chồng như thế còn tồi tệ hơn là chia tay, đi tìm hạnh phúc mới.
Tha thứ để hạnh phúc
Vaughan đúc kết: "Cũng giống như bất kỳ một khủng hoảng nào, việc cần làm là biết cách tái tạo phần còn lại của cuộc sống. Tôi không có ý nói tất cả mọi người nên giữ lại mối quan hệ vợ chồng mà là khuyên mọi người nên tôn trọng lý do và quyết định ở lại của người kia".
Hải Minh