Ngoài hút thuốc lá thì 4 thói quen này sản sinh ra tế bào ung thư phổi: Điều cuối cùng ai cũng làm mỗi ngày mà không biết
Cứ nói đến ung thư phổi nhiều người lại cho rằng nguyên nhân là do thuốc lá, thực tế những yếu tố dưới đây cũng có thể dẫn đến bệnh.
Ở Trung Quốc, loại ung thư có tỉ lệ người mắc nhất không phải ung thư gan, ung thư dạ dày, hay ung thư đại trực tràng mà đó chính là ung thư phổi.
Ở Việt Nam, ung thư phổi cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở phụ nữ. Thống kê cho thấy, ở nước ta mỗi năm có hơn 20.000 người mắc bệnh ung thư phổi, trong đó có đến 17.000 người đã tử vong, 56 người mắc mới mỗi ngày.
Bác sĩ Lương Hiệu (phó Khoa lồng ngực của Bệnh viện thành phố Thanh Đảo) cho hay, ngày nay cứ nói đến ung thư phổi nhiều người lại cho rằng nguyên nhân là do thuốc lá, thực tế những yếu tố dưới đây cũng có thể dẫn đến bệnh.
4 thói quen gây ung thư phổi phổ biến nhất
1. Tiếp xúc nhiều với amiăng
Amiăng được sử dụng rộng rãi trong vật liệu xây dựng và nhiều ngành công nghiệp. Những người có nguy cơ phơi nhiễm amiăng cao nhất bao gồm: Công nhân trong mỏ amiăng, công nhân ngành công nghiệp ô tô, xưởng đóng tàu, công nhân nhà máy xi măng, họa sĩ, thợ mộc và thợ điện.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công nhận amiăng là chất gây ung thư loại I, có thể gây ung thư phổi.
2. Chất lượng ngủ kém
Khi chất lượng ngủ kém, tâm trạng mệt mỏi sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh, sức đề kháng yếu, nguy cơ nhiễm khuẩn tương đối cao. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài, cơ thể trở nên mệt mỏi và sẽ dễ dàng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ung thư, nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư phổi là rất lớn.
3. Chế độ ăn thiếu Beta-carotene
Nghiên cứu của các nhà khoa học Canada cho thấy những ai có chế độ ăn giàu chất carotenoid thì ít nguy cơ mắc ung thư phổi hơn nhiều so với những người ăn ít thực phẩm có chất carotenoid.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho biết, chính những thành phần chống oxy hóa trong các chất carotenoid là yếu tố tạo nên khả năng làm giảm nguy cơ ung thư. Beta-caroten và alpha-caroten được tìm thấy trong các loại rau quả tươi. Những người ăn càng nhiều trái cây và rau củ thì sẽ càng có ít nguy cơ mắc các bệnh hô hấp do hút thuốc lá gây ra.
Đối với những người không thích ăn rau và trái cây thì cần phải chú ý.
4. Hít phải nhiều khói bếp
Theo thống kê của các nhà khoa học Hồng Kông, phụ nữ châu Á không hút thuốc nhiều như phụ nữ châu Âu nhưng tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi lại cao hơn. Nguyên nhân đến từ việc người châu Á thích ăn đồ rán, xào. Khu bếp thường ở những nơi chật chội, không thoáng khí, khói dầu chính là nhân tố khiến họ mắc ung thư.
Ở nhiệt độ khoảng 60 độ C, dầu ăn sẽ bắt đầu quá trình oxy hóa. Ở trên 100 độ C thì các axit béo này bắt đầu phân hủy thành nhiều hợp chất có hại, glycerin sẽ tổng hợp thành acrolein chính là khói dầu có vị cay nồng, kích thích niêm mạc mũi, họng. Nếu ở mức 200 độ C, đến mức dầu bốc lửa thì độc tính cũng lên đến đỉnh điểm, người thường xuyên hít phải loại khói này sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là mắc bệnh ung thư phổi.
Theo một nghiên cứu ở Anh, việc nấu ăn trên bếp có thông gió kém, hiệu quả đốt cháy thấp sẽ tương đương với việc hút 2 bao thuốc lá mỗi ngày, gây ra 1,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.
Trong gian bếp, cần phải có quạt thông gió. Sau khi nấu nướng xong nên mở cửa sổ cho thông gió ít nhất là 15 phút.
Làm sao để phòng ngừa ung thư phổi
Bạn có thể bảo vệ lá phổi khỏe mạnh nếu thực hiện các thói quen tốt dưới đây.
- Bỏ hút thuốc lá
- Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
- Tránh xa các khu vực ô nhiễm hoặc nguy cơ có khói độc
- Hạn chế uống rượu bia
- Thường xuyên tập thể dục
- Đi ngủ đủ giấc
- Uống nhiều nước
Nếu một người có các triệu chứng phổi không khỏe, chẳng hạn như khó thở trong các hoạt động hàng ngày, đau khi thở hoặc ho không biến mất... thì cần đi khám bác sĩ sớm.
Theo QQ, Sohu