Nghiên cứu cho thấy: Vợ càng làm căng, mâu thuẫn vợ chồng càng nghiêm trọng
Theo bài viết của tạp chí Emotion thì việc kiểm soát cảm xúc của người chồng hầu như ít có bất cứ ảnh hưởng lớn hay lâu dài nào lên sự bền vững của cuộc hôn nhân.
Với nhiều người thì hôn nhân giống như một chiến trường đối với cả hai. Nhưng một nghiên cứu gần đây tại UC Berkeley cho thấy trong mỗi mâu thuẫn vợ chồng, việc người vợ nguôi giận nhanh hay không đóng vai trò rất lớn trong việc giữ hòa khí đôi bên.
Theo bài viết của tạp chí Emotion vào ngày 4/11/2016 thì việc kiểm soát cảm xúc của người chồng hầu như ít có bất cứ ảnh hưởng lớn hay lâu dài nào lên sự bền vững của cuộc hôn nhân.
Chuyên gia tâm lý Lian Bloch đã khẳng định được: "Trong bất cứ mâu thuẫn nào, việc kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của người vợ là rất quan trọng" sau khi nghiên cứu về vấn đề này trong suốt thời gian học và sau khi đạt được bằng tiến sĩ của cô tại Đại học Berkeley và Đại học Stanford.
Bloch và các đồng nghiệp đã theo dõi 80 cặp vợ chồng ở tuổi trung niên và lớn hơn khi họ gặp mâu thuẫn với nhau và các kết quả cho thấy hầu như những cặp vợ chồng có người vợ nhanh chóng nguôi ngoai và cho qua chuyện cũ thì tình cảm và sự gắn bó của cả hai lại trở nên mạnh mẽ hơn, khiến cuộc sống của họ trở nên hạnh phúc hơn về mặt lâu dài.
"Trong bất cứ mâu thuẫn nào, việc kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của người vợ là rất quan trọng" (Ảnh: Internet)
Bloch cho biết: "Những cảm xúc tiêu cực là mối lo của mọi cặp vợ chồng nhưng khả năng kiểm soát những cảm xúc đó của người vợ là mấu chốt giúp hàn gắn và gìn giữ cuộc hôn nhân của đôi bên".
Nhà tâm lý Robert Levenson từ Viện Berkeley cho biết: "Khi người vợ chủ động đứng ra trò chuyện và bàn về giải pháp giải quyết mâu thuẫn thì hầu như cả hai bên đều đồng thuận và lắng nghe ý kiến của nhau, dẫn tới việc mau chóng hàn gắn mối quan hệ. Còn khi người chồng chủ động đứng ra trò chuyện và nêu ra giải pháp thì hầu như người vợ sẽ làm theo cảm tính và lập tức chỉ trích, dẫn tới việc khiến mâu thuẫn ngày càng lớn hơn".
Đó là kết luận mà Levenson rút ra sau khi ông và các đồng nghiệp từ Berkeley sau khi theo dõi 156 cặp vợ chồng ở Vịnh San Francisco, Mỹ suốt từ năm 1989.
Cứ mỗi 5 năm, các cặp vợ chồng này đều đến gặp Levenson và cùng nhau nói về sự tiến triển của mối quan hệ hai bên và những mâu thuẫn mà họ gặp phải trong thời gian đó. Levenson tập trung vào việc ghi nhận các nói chuyện, cử chỉ, biểu cảm và những chủ đề mà các cặp vợ chồng đó quan tâm. Từ đó đi đến kết luận về những yếu tố để hai bên bình tĩnh lại và hàn gắn với nhau mỗi khi có mâu thuẫn.
Claudia Haase, trợ lí và đồng sáng lập ra dự án nghiên cứu trên của Levenson cho biết thêm rằng tuổi tác của các cặp vợ chồng cũng có ảnh hưởng tới việc họ có nhanh chóng hàn gắn hay không. Các cặp vợ chồng ở tuổi trung niên thường gặp khó khăn trong việc giải quyết khi có mâu thuẫn vì họ sinh ra và sống trong một xã hội khi mà nam và nữ nhận được sự đối xử khác xa ngày nay. Để giúp đỡ những cặp vợ chồng trung niên, các nhà nghiên cứu đã cho họ xem cách các cặp vợ chồng trẻ hơn xử lí những mâu thuẫn thế nào. Từ đó giúp cải thiện rất nhiều sự gắn kết của các cặp đôi vợ chồng trung niên này.
(Nguồn: Berkeley)