Nghịch lý: Học sinh giỏi tốt nghiệp ra trường ít về thăm thầy cô hơn học sinh cá biệt?

Thiên An,
Chia sẻ

Tại sao nhiều học sinh giỏi lại không muốn về lại trường cũ, thăm lại thầy cô đã từng dạy dỗ mình?

Dấu ấn thời học trò là những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong tâm trí mỗi người. Có những cựu học sinh sau khi bước ra từ cánh cửa trường lớp, vẫn luôn tìm về với mái trường xưa, với thầy cô giáo đã từng truyền cảm hứng và kiến thức cho mình mỗi dịp 20/11 hoặc lễ Tết. Trong khi đó, cũng có người rất ít khi về thăm lại thầy cô.

Đáng chú ý, theo khảo sát từ các giáo viên chủ nhiệm, có một thực tế là trong số các học sinh thường quay trở lại trường, những học sinh có thành tích xuất sắc thời đi học lại chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ và ngược lại, những học sinh có thành tích học tập không tốt, nghịch ngợm, thậm chí bị coi là cá biệt lại luôn dành thời gian để trở về thăm trường, thăm thầy cô ngày xưa. Điều này tạo nên một nghịch lý, bởi thông thường, giáo viên thường quan tâm và dành nhiều tâm huyết cho các học sinh giỏi hơn các học sinh cá biệt.

Nghịch lý: Học sinh giỏi tốt nghiệp ra trường ít về thăm thầy cô hơn học sinh cá biệt? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: New York Times

Liên quan đến thực trạng này, một giáo viên có hơn 25 năm công tác làm chủ nhiệm đã chỉ ra một lý do số được cho là đã dẫn đến nghịch lý kể trên.

Đầu tiên, giáo viên này cho rằng những học sinh giỏi sau khi bước vào đại học, thường tập trung nhiều hơn vào việc học và phát triển bản thân, từ đó ít có cơ hội để quan tâm tới mối quan hệ xã hội và những mối liên kết với quá khứ, bao gồm cả những kỷ niệm ở trường cũ. Ngoài ra, một số "học bá" hàng đầu thực sự rất bận rộn, có nhiều mục tiêu phải hoàn thành và hoàn toàn không có thời gian rảnh để làm những việc khác.

Bên cạnh đó, một số học sinh không muốn trở lại thăm thầy cô cũ vì họ cảm thấy chưa đạt được những thành tựu như mong đợi và không muốn làm thất vọng những người thầy người cô đã từng kỳ vọng ở họ. Sự tự ái và nỗi sợ hãi về việc không đáp ứng được kỳ vọng có thể là rào cản tâm lý khiến họ trì hoãn việc về thăm trường, thăm thầy cô.

Ở một diễn biến khác, không thể loại trừ trường hợp nhiều học sinh không muốn trở về vì những trải nghiệm không vui hoặc mâu thuẫn với giáo viên trong quá khứ khiến họ không muốn nhớ lại hoặc phải đối mặt với những kỷ niệm đó một lần nữa.

Nghịch lý: Học sinh giỏi tốt nghiệp ra trường ít về thăm thầy cô hơn học sinh cá biệt? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Dù vậy, các giáo viên thấu hiểu và không coi việc học sinh quay trở lại thăm là một nghĩa vụ, mà họ chỉ mong muốn học sinh của mình có thể sống hạnh phúc và thành công trên con đường tương lai. Sự gặp gỡ và giao lưu giữa thầy và trò, dù không thường xuyên, vẫn luôn là những khoảnh khắc đầy ý nghĩa và xúc động. Bên cạnh đó, cũng không có một thống kê chính xác nào cho thấy học sinh giỏi ít về thăm trường ít hơn học sinh cá biệt, bởi suy cho cùng, tốt nghiệp ra trường, mỗi người đều có một cuộc sống, một sự nghiệp riêng và có nhiều lý do từ chủ quan đến khách quan khiến nhiều cựu học sinh không trở về.

Sau tất cả, điều quan trọng là dù thời gian có trôi qua, lòng biết ơn và sự kính trọng mà học sinh dành cho giáo viên không bao giờ phai mờ. Những bài học, đóng góp và tình cảm mà giáo viên đã dành cho học sinh trong suốt quãng đời học sinh là điều vô giá, và sẽ luôn được ghi nhớ.

Chia sẻ