Nghề giáo với "điệp khúc buồn" khi Tết đến
Từ trước đến nay, trong danh mục chi trả cho giáo viên, các trường không có khoản thưởng Tết vì Bộ không có nguồn nào để thưởng.
Trong khi nhiều ngành như ngân hàng, dầu khí... khấp khởi "ôm" cả đống tiền thưởng thì đa số giáo viên vẫn thở dài với số tiền Tết hẩm hiu chỉ vài trăm ngàn đồng. "Điệp khúc buồn" của những người làm nhiệm vụ thiêng liêng "gieo chữ cho đời" có lẽ vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.
Chị Nguyễn Thị Hoa, một giáo viên THCS tại Nam Định bày tỏ: "Tôi đã gắn bó với sự nghiệp giảng dạy được 6 năm. Tôi tự nhận thấy giáo dục là một nhiệm vụ thiêng liêng nhưng cũng thật vất vả. Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng phải chăng do ngân sách quá ít ỏi khiến đồng lương của giáo viên như muối bỏ bể"? Những giáo viên công tác gần 20 năm mà lương mới chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng, còn thâm niên chưa dày như tôi thì cũng chỉ 2 triệu đồng /tháng. Trong thời kì đồng tiền mất giá như hiện nay, nếu không có thu nhập khác, số tiền lương đó thực sự khiến nhiều giáo viên sống lay lắt.
Còn về tiền thưởng Tết thì luôn khiến những người làm sự nghiệp "trồng người" như chúng tôi "tủi thân". Hầu như chúng tôi không có khái niệm tiền thưởng Tết vì dịp Tết Dương lịch chỉ được 200 nghìn đồng/người, Tết Nguyên đán nhiều hơn một chút, 500 nghìn đồng/người. Năm nay, nhà trường vẫn chưa có thông tin thưởng Tết cho giáo viên nhưng chắc cũng chẳng khá hơn năm trước là bao".
Chị Hoa trăn trở, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần có những giáo viên thật sự tâm huyết với nghề. Nhưng khi cuộc sống cơm áo gạo tiền của giáo viên không được đảm bảo, họ phải nai lưng làm thêm những công việc khác để kiếm thêm thu nhập. Vì vậy, họ không thể đầu tư thật nhiều thời gian cho soạn bài, giảng dạy. Một đội ngũ giáo viên mệt mỏi, ít có lòng nhiệt huyết thì sao chất lượng giáo dục của Việt Nam không "ì ạch", chị Hoa tâm sự.
Trao đổi với PV, TS Bùi Hồng Quang, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD &ĐT) cho biết, từ trước đến nay, trong danh mục chi trả cho giáo viên, các trường không có khoản thưởng Tết vì Bộ không có nguồn nào để thưởng. Tất cả các trường gọi là các cơ sở sự nghiệp công lập, hoạt động theo Nghị định 43 về cơ chế tự chủ. Với cơ chế này, nếu trường tiết kiệm được có thể bổ sung thêm quỹ tiền lương cho cán bộ nhân viên.
Cũng theo TS Bùi Hồng Quang, sở dĩ một số trường có mức thưởng Tết vì nhà trường có khoản riêng trích từ các khoản quỹ tự do của trường như tiền giữ xe, thu căng-tin, cho thuê địa điểm dạy ngoại ngữ, tin học. Đây được coi là nỗ lực của các trường để bên cạnh giá trị tinh thần còn có món quà vật chất để giáo viên bớt lo lắng khi năm mới về, có điều kiện tập trung hơn vào chuyên môn.
Theo ông Đặng Quang Điều, viện trưởng viện Công nhân - Công Đoàn thì đó là một nghịch lý đã tồn tại một cách tự nhiên trong xã hội suốt thời gian qua. Trong khi đó, các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đều có tiền thưởng Tết, thưởng lương tháng 13. Ngay cả những đơn vị hành chính sự nghiệp, được khoán biên chế cũng có tiền thưởng Tết. Đó là chưa nói đến những ngành thường có mức thưởng cao ngất như ngân hàng, dầu khí, điện lực... với những món tiền thưởng từ vài chục triệu đến trăm triệu đồng. Nghịch lý đó càng làm cho nhiều giáo viên tủi thân khi mỗi độ Tết đến, Xuân về.
Chị Nguyễn Thị Hoa, một giáo viên THCS tại Nam Định bày tỏ: "Tôi đã gắn bó với sự nghiệp giảng dạy được 6 năm. Tôi tự nhận thấy giáo dục là một nhiệm vụ thiêng liêng nhưng cũng thật vất vả. Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng phải chăng do ngân sách quá ít ỏi khiến đồng lương của giáo viên như muối bỏ bể"? Những giáo viên công tác gần 20 năm mà lương mới chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng, còn thâm niên chưa dày như tôi thì cũng chỉ 2 triệu đồng /tháng. Trong thời kì đồng tiền mất giá như hiện nay, nếu không có thu nhập khác, số tiền lương đó thực sự khiến nhiều giáo viên sống lay lắt.
Còn về tiền thưởng Tết thì luôn khiến những người làm sự nghiệp "trồng người" như chúng tôi "tủi thân". Hầu như chúng tôi không có khái niệm tiền thưởng Tết vì dịp Tết Dương lịch chỉ được 200 nghìn đồng/người, Tết Nguyên đán nhiều hơn một chút, 500 nghìn đồng/người. Năm nay, nhà trường vẫn chưa có thông tin thưởng Tết cho giáo viên nhưng chắc cũng chẳng khá hơn năm trước là bao".
Chị Hoa trăn trở, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần có những giáo viên thật sự tâm huyết với nghề. Nhưng khi cuộc sống cơm áo gạo tiền của giáo viên không được đảm bảo, họ phải nai lưng làm thêm những công việc khác để kiếm thêm thu nhập. Vì vậy, họ không thể đầu tư thật nhiều thời gian cho soạn bài, giảng dạy. Một đội ngũ giáo viên mệt mỏi, ít có lòng nhiệt huyết thì sao chất lượng giáo dục của Việt Nam không "ì ạch", chị Hoa tâm sự.
Với giáo viên vùng cao, thưởng Tết luôn là điều xa vời.
Trao đổi với PV, TS Bùi Hồng Quang, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD &ĐT) cho biết, từ trước đến nay, trong danh mục chi trả cho giáo viên, các trường không có khoản thưởng Tết vì Bộ không có nguồn nào để thưởng. Tất cả các trường gọi là các cơ sở sự nghiệp công lập, hoạt động theo Nghị định 43 về cơ chế tự chủ. Với cơ chế này, nếu trường tiết kiệm được có thể bổ sung thêm quỹ tiền lương cho cán bộ nhân viên.
Cũng theo TS Bùi Hồng Quang, sở dĩ một số trường có mức thưởng Tết vì nhà trường có khoản riêng trích từ các khoản quỹ tự do của trường như tiền giữ xe, thu căng-tin, cho thuê địa điểm dạy ngoại ngữ, tin học. Đây được coi là nỗ lực của các trường để bên cạnh giá trị tinh thần còn có món quà vật chất để giáo viên bớt lo lắng khi năm mới về, có điều kiện tập trung hơn vào chuyên môn.
Theo ông Đặng Quang Điều, viện trưởng viện Công nhân - Công Đoàn thì đó là một nghịch lý đã tồn tại một cách tự nhiên trong xã hội suốt thời gian qua. Trong khi đó, các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đều có tiền thưởng Tết, thưởng lương tháng 13. Ngay cả những đơn vị hành chính sự nghiệp, được khoán biên chế cũng có tiền thưởng Tết. Đó là chưa nói đến những ngành thường có mức thưởng cao ngất như ngân hàng, dầu khí, điện lực... với những món tiền thưởng từ vài chục triệu đến trăm triệu đồng. Nghịch lý đó càng làm cho nhiều giáo viên tủi thân khi mỗi độ Tết đến, Xuân về.
Nhanh tay khoe những bức ảnh cưới tuyệt đẹp và hạnh phúc ngọt ngào của bạn được chụp tại khắp các vùng miền tại www.anhcuoi.afamily.vn. Xem hướng dẫn chi tiết về thể lệ cuộc thi và cách up hình tại đây. Bật mí: giải thưởng cực hot đấy nhé! |