Nghe có vẻ khó tin, nhưng bánh trung thu đã từng giúp Hoàng đế Trung Hoa đoạt thiên hạ, dựng nên cả một triều đại

Old Fashioned,
Chia sẻ

Ít ai biết rằng, món bánh trung thu tưởng như giản dị này lại chính là thứ quan trọng giúp thay đổi một cột mốc lịch sử huy hoàng của người Hán tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ 14.

Bánh trung thu là món bánh không thể thiếu trong dịp rằm tháng 8 thường niên của dân tộc Trung Hoa. Món bánh này được truyền đến dân tộc ta từ khoảng hơn 2000 năm trước. Nó tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn của gia đình, của sự đoàn viên sung túc nên luôn được bày soạn trên mâm cỗ cúng tổ tiên, Thần Phật trong đêm trăng tròn giữa mùa thu (Trung Thu). 

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, món bánh tưởng như giản dị này lại chính là thứ quan trọng giúp thay đổi một cột mốc lịch sử huy hoàng của người Hán tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ 14. 

temlate3 (1)

Tiền thân và tên gọi xưa kia của bánh trung thu

Sử liệu Trung Hoa ghi chép, tiền thân của loại bánh trung thu xuất hiện từ rất sớm ở giai đoạn nhà Ân, Chu với cái tên "Thái Sư Bính". Về sau, nhân của "Thái Sư Bính" được thêm vào hạt hồ đào nên được gọi là "Hồ Bính". 

Đến thời nhà Đường, trong một lần thưởng thức "Hồ Bính" trong đêm trăng rằm tháng 8 cùng vua Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi cho rằng cái tên "Hồ Bính" không đẹp. Ngay lập tức, tức cảnh sinh tình, Dương Quý Phi ngửa mặt nhìn trăng và đặt lại tên bánh thành "Nguyệt Bính". 

v2-e0259e2b2d4d4b79498e101552741053_1200x500

Từ đó "Nguyệt Bính" trở thành cái tên lưu lại dấu ấn nhiều nhất và được biết đến rộng rãi nhất là tiền thân của bánh trung thu ngày nay. Ấy vậy, phong tục ăn bánh trung thu trong ngày rằm tháng 8 thuở ấy vẫn chưa được coi trọng. 

Mãi cho đến thời nhà Minh, bánh trung thu Nguyệt Bính mới chính thức trở nên thịnh hành và được xem là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong dịp rằm tháng 8 hàng năm. Bởi lẽ, nó chính là thứ giúp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đoạt lại thiên hạ từ quân Nguyên - Mông. 

Spring Moon Mini Egg Custard Mooncakes 1

Chu Nguyên Chương dùng bánh trung thu đoạt thiên hạ

Sử sách chép, trong giai đoạn đầu thế kỷ thứ 14, Trung Quốc bị xâm lược bởi nhà Nguyên - Mông. Người Hán thời điểm ấy dù bất mãn nhưng không thể lật đổ được ách thống trị bạo tàn của triều đình. Những cuộc nổi dậy nhỏ lẻ hoàn toàn nhanh chóng bị dập tắt khiến cho đời sống bá tánh khổ ải hơn bao giờ hết. 

Đau lòng trước cảnh lầm than, về sau Chu Nguyên Chương quyết đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, kêu gọi nhân dân chung sức để đoạt lại những gì thuộc về mình. Ban đầu, những cuộc nổi dậy diễn ra khá thuận lợi, Chu Nguyên Chương lần lượt mang về thắng lợi vẻ vang. 

Tuy nhiên, đến khi công phá thành Tô Châu, Chu Nguyên Chương gần như rơi vào cảnh lực bất tòng tâm. Đáng mừng thay, với sự giúp sức của quân sư đa mưu túc trí Lưu Bá Ôn, kế hoạch chiếm thành Tô Châu nhanh chóng được thực hiện. 

c3a6d2c7818668d83197

Lưu Bá Ôn tin rằng, muốn thành Tô Châu về tay mình thì phải có sự công phá cả trong lẫn ngoài. Theo đó, ông sai người cải trang thành một Đạo sĩ lẻn vào thành Tô Châu, sau đó vị Đạo sĩ "giả" này liền bấm quẻ tuyên bố, thành Tô Châu sắp gặp tai ương do bị Ngọc Hoàng Thượng Đế trừng trị. 

Ngay lập tức, người dân trong thành Tô Châu tán loạn, họ tìm mọi cách để giải nguy, tạ tội với Ngọc Hoàng. Trong đó, ý tưởng dùng Nguyệt Bính cúng vào đêm trăng rằm tháng 8 là được mọi người tin tưởng hơn cả. 

Lợi dụng điểm này, Lưu Bá Ôn dưới sự phó thác của Chu Nguyên Chương đã cho người nhét những mẩu giấy nhỏ vào trong nhân bánh với nội dung kêu gọi khởi nghĩa. Bánh được bán ra hết sạch đồng nghĩa với việc bá tánh nội thành đã nắm bắt được những gì Chu Nguyên Chương muốn truyền đạt. 

qqq0005snpsq091808q

Ngoài ra, Lưu Bá Ôn còn gửi mật thư đến các đoàn quân, cổ vũ sĩ khí và yêu cầu họ nổi dậy trong đêm rằm. Và rồi kết quả ngoài mong đợi, đêm 15/8, quả nhiên từng đoàn quân tỏa ra khắp các ngả đường trong thành Tô Châu hưởng ứng cuộc khởi nghĩa và giành thắng lợi. 

Thắng lợi của cuộc công phá đa mưu túc trí nhờ chiếc bánh "Nguyệt Bính" này đã vô tình kích thích sĩ khí của người Hán trên khắp cả nước. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nhanh chóng diễn ra khiến quân Nguyên phải tháo chạy. 

S__36438031

Mừng rỡ trước thông tin này và để cảm tạ chiếc bánh Nguyệt Bính, Chu Nguyên Chương đã sai người lấy bánh Nguyệt Bính thưởng cho binh lính quân sĩ làm món điểm tâm trong dịp Trung Thu. 

Về sau khi Chu Nguyên Chương đoạt được thiên hạ, lập ra nhà Minh, phong tục ăn bánh trung thu trong dịp rằm tháng 8 càng được coi trọng hơn bao giờ hết và lưu truyền mãi cho đến ngày nay. 

(Nguồn: Kknews.cc)

Chia sẻ