Vụ ly hôn nghìn tỷ: Giao toàn bộ cổ phần Trung Nguyên cho ông Vũ, tài sản chia ông Vũ 60% - bà Thảo 40%
Sau gần 1 tháng tạm hoãn phiên tòa để thu thập thêm chứng cứ, ngày 27/3, TAND TP.HCM tiếp tục mở xét xử và đưa ra phán quyết cuối cùng: giao cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ 60% tài sản, bà Thảo 40% tài sản chung của 2 người (hơn 8.000 tỷ đồng).
Dựa vào các yếu tố phân tích trên, HĐXX cho biết xét cả quá trình, HĐXX xét thấy cần chia cho ông Vũ 60%, bà Thảo 40% mới phù hợp, khách quan với công sức của cả 2 vợ chồng trong việc tạo dựng khối tài sản chung.
Về chia cổ phần 7 công ty giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo mà 2 bên tranh chấp. HĐXX nhận thấy, từ năm 2015 đến nay, 2 bên xảy ra hàng loạt vụ kiện ảnh hưởng danh dự thương hiệu Trung Nguyên và hoạt động của các công ty ở Trung Nguyên. Tòa nhận định cần thiết giao cổ phần bà Thảo và ông Vũ trong Tập đoàn Trung Nguyên cho ông Vũ quản lý theo Luật Hôn nhân Gia đình.
HĐXX ra phán quyết cuối cùng.
Ông Vũ thanh toán lại bằng tiền cho bà Thảo, tạo điều kiện cho bà Thảo đầu tư vào thương hiệu cà phê mới. Có như vậy mới giúp các đương sự có cuộc sống mới.
16h25, HĐXX nhận thấy việc 2 vợ chồng ông Vũ và bà Thảo không còn có thể tiếp tục chung sống được với nhau, quá trình sinh sống có nhiều mâu thuẫn nên đồng ý với cả 2 bên về việc ly hôn. Về 4 người con chung, phía ông Vũ cũng đồng ý mức cấp dưỡng 10 tỷ đồng/năm/4 người con, giao 4 người con cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo chăm sóc theo nguyện vọng của các con.
Chủ tọa phiên tòa công bố bản án hơn 90 phút vào chiều 27/3.
Bà Thảo muốn chia theo tỷ lệ 5:5.
Việc cấp dưỡng cho đến khi các con của ông Vũ và bà Thảo trưởng thành.Về vấn đề chia cổ phần của các công ty mà 2 vợ chồng ông chủ Trung Nguyên nắm giữ với tổng số tài sản ở 7 công ty khoảng hơn 5.700 tỷ đồng. HĐXX cho biết theo luật pháp tài sản sẽ chia đôi nhưng cũng căn cứ vào việc đóng góp, tạo lập và duy trì khối tài sản chung của 2 vợ chồng để có được mức chia khách quan nhất.
Căn cứ vào những tài liệu mà phía ông Vũ cung cấp, HĐXX nhận thấy gia đình ông Vũ có bán 2 căn nhà để góp vốn vào việc xây dựng thương hiệu Trung Nguyên từ năm 1996 (các giấy tờ kinh doanh, tên công ty đều có trong hồ sơ vụ án). Ông Vũ có đóng góp lớn trong quá trình phát triển Trung Nguyên, đóng góp thuế vào kho bạc nhà nước, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân. Từ một doanh nghiệp nhỏ, ông Vũ đã giúp Trung Nguyên ngày một phát triển hơn.
Bà Thảo cúi người xuống trong quá trình nghe chủ tọa phiên tòa công bố bản án.
Ông Vũ lắng nghe HĐXX quyết định bản án.
HĐXX cũng cho biết bà Thảo có một thương hiệu cà phê khác là King Coffee có cạnh tranh trực tiếp với bên cà phê G7 nên phía bị đơn cho biết đây là điều vi phạm trong quy định của công ty.HĐXX cũng nhận định là Thảo là một doanh nhân tài giỏi, có nhiều đóng góp, đồng thời nuôi dạy các con ăn học đàng hoàng, chăm sóc tốt.
14h50, chủ tọa phiên tòa tuyên bố bản án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
14h25, HĐXX tuyên bố nghỉ nghị án.
14h20, HĐXX tiếp tục làm việc, yêu cầu đại diện VKS trình bày quan điểm về yêu cầu phản tố của ông Vũ về khoản tiền 2.102 tỷ, sau đó là hơn 1.764 tỷ đồng.Đại diện VKS cho biết, về thủ tục tố tụng tòa án còn những thiếu sót khi chưa mở cuộc họp triệu tập các đương sự, thu thập các chứng cứ mới, tuy nhiên đến nay TAND vẫn chưa thực hiện các phần trên.
Đại diện VKS trình bày quan điểm về số tiền 2.102 tỷ đồng.
Ông Vũ lắng nghe ý kiến của VKS.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong buổi chiều 27/3.
10h30, HĐXX quyết định nghỉ giải lao sau khi tuyên bố kết thúc phần tranh luận. Tới 14h chiều nay phiên toà lại tiếp tục.
10h10, luật sư của ông Vũ xác minh yêu cầu tại ngân hàng Vietcombank, công văn trả lời thể hiện ngày phát sinh giao dịch là tháng 1/2016 - sau thời điểm bà Thảo khởi kiện tranh chấp ly hôn.
Tuy nhiên, phía luật sư bà Thảo cho rằng việc có sự nhầm lẫn giữa 10 ngàn lượng vàng và 10 ngàn chỉ vàng có sự không đồng nhất trong yêu cầu phản tố.
Phía luật sư bà Thảo trình bày ý kiến tranh luận.
Bà Thảo trao đổi với luật sư.
"Trong yêu cầu phản tố đó có 10.000 lượng vàng, sau tranh cãi, tòa thận trọng hỏi đại diện Eximbank là lượng hay chỉ thì hóa ra là 10.000 chỉ. Lúc này phía ông Vũ mới nói tính toán điều chỉnh lại. Điều này làm dư luận hiểu không đúng. Đó là 10.000 chỉ chứ không phải 10.000 lượng. Chính sự không chắc chắn trong yêu cầu phản tố cho thấy sự không rõ ràng trong việc yêu cầu phân chia tài sản tại ngân hàng, chưa kể là có yêu cầu xác minh tại tài khoản ngân hàng nước ngoài. Điều này có nghĩa là chưa đủ cơ sở chứng minh đây là tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân", luật sư Phan Trung Hoài nhận định.
10h, luật sư Trương Thị Hòa đề nghị tòa xem xét tài sản do bà Thảo đứng tại các tài khoản ngân hàng liên quan tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc phía bị đơn có yêu cầu phản tố là phù hợp với quy định của pháp luật để trả lời ý mà luật sư phía bà Thảo hỏi lại.
Hai luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ.
9h40, phía luật sư của bà Thảo tiếp tục tham gia phần xét hỏi. Luật sư Phan Trung Hoài trình bày một số nội dung liên quan đến khoản tiền 2.102 tỷ.
Mở đầu, luật sư Hoài cho biết suốt 20 năm qua, ông Vũ không hề quan tâm đến tiền bạc, đều dùng tâm trí để phát triển Trung Nguyên. Vậy vấn đề được đặt ra, luật sư Hoài cho biết nó có phải tài sản tạo lập trong quá trình hôn nhân hay không, đã đầy đủ tính pháp lý hay chưa?
Luật sư Hoài hỏi ông Vũ nếu không quan tâm tiền bạc sao biết 2.102 tỷ đó như thế nào?
Luật sư Hoài cho biết phía bị đơn luôn nói về số tiền 2.102 tỷ là tiền chung, nhưng không nói đóng góp lúc nào, chưa có chứng cứ cụ thể. Phía bị đơn chỉ dựa vào số dư tài khoản trong ngân hàng của bà Thảo mà yêu cầu tòa xác minh, tuy nhiên lại không thu thập đủ chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ.
"Ông Vũ không quan tâm tiền bạc gia đình thì làm sao ông Vũ biết được 2.102 tỷ đó là tài sản chung mà cả hai tạo lập trong thời kỳ hôn nhân", luật sư Hoài đặt câu hỏi.
9h30, luật sư Trương Thị Hòa, luật sư của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng có những ý liên quan đến số tiền 2.102 tỷ. Bởi theo luật sư Hòa, việc tài sản được tạo lập trong quá trình hôn nhân phải là của chung, của 2 vợ chồng. Đặc biệt, từ khi chung sống với bà Thảo, ông Vũ đều giao tiền bạc cho vợ quản lý, ông không hề tham gia, quan tâm đến tiền bạc.
Luật sư Trương Thị Hòa tham gia phần hỏi.
9h10, bà Thảo tham gia phần hỏi, bà yêu cầu được hỏi ông Vũ. "Anh muốn chia số tiền 2.102 tỷ đó, anh hãy trả lời số tiền nó từ đâu ra hay không, và trong thời kỳ chung sống có bao giờ anh kiểm tra tiền của em hay không?".
Bà Thảo yêu cầu ông Vũ trực tiếp trả lời, tuy nhiên ông Vũ không lên tiếng, đại diện phía luật sư ông Vũ trả lời bà Thảo.
Bà Thảo đứng lên hỏi lại ông Vũ về việc có chuyển tiền cho bà hay không, yêu cầu chính ông Vũ trả lời.
Tuy nhiên, bà Thảo cho biết chỉ có ông Vũ mới trả lời được câu hỏi này, vì trong thời kỳ sinh sống, bà Thảo hỏi ông Vũ có chuyển cho bà Thảo bất cứ số tiền nào hay không?
Trước thái độ của bà Thảo, ông Vũ đứng lên cho biết suốt 6 năm nay, ông luôn lựa chọn sự im lặng, và không cho phép ai nói bất cứ câu nào về bà Thảo. Ông Vũ yêu cầu bà Thảo ngồi xuống để ông được nói.
"Hãy để Trung Nguyên phát triển đúng tầm nhìn của nó để giúp quốc gia, tranh giành tiền để làm gì", ông Vũ nói. Bà Thảo đứng dậy nói tiếp và khẳng định ông Vũ không chuyển cho bà bất cứ một đồng nào.
Ông Vũ yêu cầu bà Thảo ngồi xuống, ông không trả lời bà Thảo mà chỉ cho biết suốt 6 năm ông đã không nói gì, cố chịu đựng rồi.
Hai vợ chồng tranh luận gay gắt tại tòa.
9h, luật sư Phan Trung Hoài, đại diện phía nguyên đơn tiếp tục tham gia phần xét hỏi về số tiền 2.102 tỷ về phía ông Vũ. Luật sư Hoài hỏi số tiền mà phía ông Vũ phản tố được sinh ra từ đâu, trong thời kỳ nào? Luật sư Hoài sẽ cho biết tiếp tục tham gia ở phần tranh luận.
Luật sư Hoài hỏi về số tiền 2.102 tỷ.
8h40, HĐXX hỏi về số tiền 2.102 tỷ đồng, đại diện VKS cũng tham gia phần xét hỏi.
Nói về căn cứ xác định số tiền 2.102 tỷ đồng là tài sản chung hay riêng, luật sư của ông Vũ cho biết số tiền 2.102 tỷ đồng được có ra trong quá trình hôn nhân, là số tiền mà 2 vợ chồng có được sau khi làm ăn, sinh lời nên là tài sản chung của 2 vợ chồng.
Đại diện VKS tham gia phần xét hỏi.
Ông Vũ trong phiên tòa, phía ông có yêu cầu làm rõ số tiền 2.102 tỷ đồng mà bà Thảo nắm.
Trong khi đó, luật sư bà Thảo cho biết phía ông Vũ không trả lời được rõ số tiền đó từ đâu ra, chỉ nói chung chung được sinh ra từ lời tức. Phía nguyên đơn yêu cầu các công ty cho ra số liệu cụ thể chia lợi tức là bao nhiêu trong số tiền 2.102 tỷ đó.
Chính vì vậy, phía bà Thảo không đồng ý về việc phản tố của ông Vũ vì cho rằng nó thiếu căn cứ xác minh.
Đại diện VKS cho biết, nếu trong thời kỳ hôn nhân, nếu số tiền không xác định được là tài sản riêng thì nó có nghĩa là tài sản chung. "Nếu luật sư nói nó không phải tài sản riêng của bà Thảo thì là tài sản chung", VKS nói.
Phản bác lại lời của VKS, luật sư bà Thảo cho biết nếu không phải tài sản riêng cũng không thể khẳng định đó là tài sản chung của 2 vợ chồng bởi có thể là tiền của ai đó? VKS tiếp tục hỏi bà Thảo về trong quá trình đó, có được ai cho tặng hay không thì luật sư bà Thảo khẳng định không có nghĩa vụ để trả lời, bởi nó có thể ảnh hưởng đến đời tư của người khác.
8h35, HĐXX bắt đầu phần hỏi về phía các công ty liên quan, bên này cho biết từ năm 2015-2016 bà Thảo không hề góp bất cứ số tiền nào vào công ty liên quan. Phía HĐXX mới hỏi bên bà Thảo về số tiền đó đi về đâu? Luật sư bà Thảo không đồng ý trả lời vì cho biết không có nghĩa vụ trả lời.
Luật sư bà Thảo cho biết không có lý do để trả lời về số tiền 2.102 tỷ.
HĐXX hỏi các bên nguyên đơn, bị đơn.
8h25, bắt đầu phiên tòa, HĐXX hỏi về yêu cầu phản tố về số tiền 2.102 tỷ mà phía bị đơn Đặng Lê Nguyên Vũ yêu cầu làm rõ tại phiên tòa ngày 1/3. Phía ông Vũ cho biết đã trình bày rõ với tòa xét xử, không có trình bày gì thêm.
HĐXX cho phía nguyên đơn được đặt câu hỏi. Luật sư phía bà Thảo cho biết dựa vào cái tài liệu ngân hàng cung cấp, phía nguyên đơn cho rằng có sự nhầm lẫn về số vàng trong tài liệu (10 ngàn chỉ vàng hay 10 ngàn lượng vàng). Luật sư nguyên đơn đặt lại câu hỏi về căn cứ nào để xác định đó là tài sản chung, phía bà Thảo cũng yêu cầu dừng phiên tòa để HĐXX đợi phía bị đơn cung cấp thêm chứng cứ về dòng tiền, nguồn tiền đó như thế nào.
Bà Le Hoàng Diệp Thảo trong phiên tòa.
Phía công ty liên quan cho biết bà Thảo không hề góp tiền vào Trung Nguyên từ năm 2015-2016.
Luật sư của ông Vũ trả lời các câu hỏi của HĐXX về số tiền 2.102 tỷ phản tố.
"Để đảm bảo việc giải quyết vụ án kịp thời, tôi yêu cầu dừng phiên tòa trong thời gian ngắn", luật sư nguyên đơn cho biết.
8h15, HĐXX bắt đầu phiên làm việc, thư ký ra thông báo về các bên liên quan trước khi diễn ra phiên tòa.
8h sáng 27/3, rất đông phóng viên, các cơ quan truyền thông báo chí, luật sư đã có mặt tại TAND TP.HCM để theo dõi phiên tòa ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên).
Đông đảo phóng viên theo dõi phiên tòa.
Ông Vũ tiếp tục khẳng định ông không đến đây để tranh giành với ai cả, ông muốn phát triển Trung Nguyên theo đúng tầm nhìn của nó.
Khác với ông Vũ, bà Thảo xuất hiện khá trễ và tỏ ra căng thẳng trước khi bước vào phần xét xử của tòa án. Một số luật sư của bà Thảo và ông Vũ cũng không có mặt, xin vắng tại phiên tòa hôm nay.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo căng thẳng trao đổi với luật sư.
Ở các phiên tòa trước, bà Thảo yêu cầu được giữ 51% cổ phần của Trung Nguyên.
Giống như trang phục thường thấy, ông Đặng Lê Nguyễn Vũ tươi cười khi đến phiên tòa xét xử. Ông trao đổi cùng với luật sư Trương Thị Hoài cũng như tặng sách, chia sẻ với phóng viên.
Ông Vũ và luật sư Trương Thị Hòa.
Ông Vũ tươi cười chia sẻ với phóng viên.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết ông không đến đây để tranh giành tiền bạc của ai cả, ông chỉ muốn đưa Trung Nguyên đi đúng tầm nhìn của nó. Tầm nhìn này đã có từ trước, ông muốn phát triển để phục vụ đất nước, cho dân tộc.
Ông Vũ ngồi một góc dưới hành lang, chờ đến giờ để vào phòng xử án.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ có mặt từ rất sớm.
Trong những phiên xử trước, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã thỏa thuận được việc nuôi con, tuy nhiên vấn đề phân chia cổ phần 7 công ty và số tiền 2.102 tỷ đồng trong ngân hàng vẫn đang chờ tòa phân xử bởi 2 bên chưa tìm được tiếng nói chung.
Cụ thể, tại các ngày diễn ra phiên tòa trước đó, cả 2 bên đã có sự thống nhất trong việc ly hôn. Dù đôi lúc trong khi được HĐXX hỏi, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã đồng ý rút đơn ly hôn với ông Vũ. Tuy nhiên, phía ông Vũ không đồng ý, muốn ly hôn vì cho biết không thể sống chung với vợ như trước nên sau đó cả 2 bên đi đến thống nhất chung về việc ly hôn.
Về 4 người con chung, cả ông Vũ và bà Thảo cũng đạt được thỏa thuận khi 4 người con tiếp tục giao cho bà Thảo chăm sóc. Ông Vũ đồng ý cấp dưỡng 10 tỷ đồng/năm cho 4 người con, bắt đầu tính cấp dưỡng từ năm 2013 theo đề nghị từ phía bà Thảo. 13 bất động sản mà 2 vợ chồng đang có cũng đạt được thống nhất trong việc phân chia.
Riêng số cổ phần từ 7 công ty mà 2 vợ chồng đang tham gia có sự tranh chấp quyết liệt. Trong khi ông Vũ đề nghị chia theo tỷ lệ 7:3 thì bà Thảo yêu cầu chia 5:5, riêng tại Công ty Cổ Phần cà phê Trung Nguyên, bà Thảo muốn giữ 51%, ông Vũ 39% trong tổng số 90% mà hai vợ chồng hiện đang nắm giữ.
Tại phiên tòa ngày 1/3, sau khi ông Vũ có đơn phản tố yêu cầu làm rõ số tiền 2.102 tỷ đồng trong ngân hàng mà trước đó bà Thảo nắm giữ, HĐXX đã quyết định tạm hoãn phiên tòa, yêu cầu các bên cung cấp thêm chứng cứ để có được phán quyết khách quan nhất. Sau gần 1 tháng tạm hoãn, hôm nay, vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng "vua cà phê" Trung Nguyên tiếp tục được diễn ra.
Vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên được tòa TP thụ lý từ tháng 11/2015. Gần 2 năm sau, vào tháng 8/2017, cơ quan tư pháp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bảo vệ khối tài sản của ông Vũ và bà Thảo.
Trong 2 ngày 3 và 14/8/2018, tòa mở 2 phiên hòa giải. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Ngày 22/10/2018, TAND TP.HCM ra quyết định tạm đình chỉ vụ án để thu thập thêm chứng cứ từ các cơn quan chức năng. Ngay sau đó, bà Thảo gửi đơn yêu cầu TAND Cấp cao hủy bỏ quyết định này.