Nếu thấy chu kì kinh nguyệt kéo dài: Rất có thể đây là nguyên nhân và bạn cần cẩn trọng
Nhận biết một số nguyên nhân phổ biến sẽ giúp bạn tự chẩn đoán cho bản thân từ hiện tượng chu kì kinh nguyệt kéo dài trước khi gặp các chuyên gia y khoa.
Theo các chuyên gia y khoa, chu kỳ đèn đỏ thường xảy ra mỗi tháng một lần, kéo dài không quá 7 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giai đoạn này có thể kéo dài lâu hơn bình thường. Đó là biểu hiện của cơ thể khi đang cố gắng cảnh báo điều bất ổn gì đó đang xảy ra. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia phụ khoa càng sớm càng tốt.
Nếu chưa có thời gian gặp các chuyên gia y khoa, một số thông tin dưới đây có thể giúp bạn biết được một số nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Theo các chuyên gia y khoa, chu kỳ đèn đỏ thường xảy ra mỗi tháng một lần, kéo dài không quá 7 ngày.
Xuất huyết âm đạo bất thường
Hiện tượng này được biết đến như quá trình chảy máu tử cung bất thường, gây ra do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Nupur Gupta, tiến sĩ y khoa phụ khoa tại Viện nghiên cứu Well Woman tại Gurgaon cho biết, trong phần lớn trường hợp, hiện tượng này là dấu hiệu cho thấy buồng trứng không sản xuất trứng và có tổn thương ở khu vực tử cung. Thông thường, vấn đề này chỉ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 18-35 tuổi.
Rối loạn xuất huyết
Hiện tượng này thường gặp phải ở những người trong độ tuổi vị thành niên hoặc dậy thì. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân sẽ cần đến xét nghiệm và chẩn đoán cụ thể. Trong một số trường hợp, các bác sĩ phụ khoa sẽ cần siêu âm để xác định các biến đổi trong tử cung.
Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) cho biết, nếu chu kì kinh của bạn kéo quá dài lâu, tốt nhất nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa. Nếu vấn đề không phải rối loạn xuất huyết, thiếu sắt và vitamin là những nhân tố bạn cần quan tâm kế tiếp. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần tư vấn chuyên khoa để bổ sung vitamin và cải thiện chế độ dinh dưỡng hiện tại.
Nếu chu kì kinh của bạn kéo quá dài lâu, tốt nhất nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa.
Vấn đề tuyến giáp
Chu kì kéo dài còn có thể do mất cân bằng hormone tuyến giáp gây ra. Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California cho biết, khi lượng hormone này thấp, hoạt động của tuyến giáp sẽ bị suy giảm và chu kì kéo dài chỉ là một trong số những vấn đề sức khỏe bạn phải đối mặt. Các xét nghiệm cụ thể sẽ cho bạn biết nguyên nhân của sự sụt giảm hormone này, từ đó xác định được phương án điều trị phù hợp nhất.
Tăng prolactin huyết (Hyperprolactinemia)
Tăng prolactin huyết là tình trạng hormone prolactin tăng mạnh, gây ra một vài vấn đề sức khỏe trong đó có kéo dài chu kì kinh. Theo Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề phụ khoa kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe sinh sản Missouri, đây là hormone có tác dụng kích thích vòng 1 phát triển trong giai đoạn cho con bú ở các bà mẹ trẻ. Tuy vậy, rối loạn hormone này có thể gây nên ung thư, tăng cân và một vài biến chứng về thận.
Tiền mãn kinh
Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 47 - 50 nhưng trước đó bạn sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh trong khoảng từ 40 - 45 tuổi. Trong giai đoạn này, nội tiết tố có xáo trộn và biến đổi mạnh mẽ chuẩn bị cho quá trình mãn kinh diễn ra sau đó. Đây là lý do bạn có thể trải nghiệm chu kì dài hơn bình thường. Trong trường hợp này, mọi chuyện không có gì đáng ngại tới sức khỏe bạn. Vấn đề chỉ thực sự bắt đầu khi bạn vẫn bị chảy máu sau khi mãn kinh. Khi đó, các chuyên gia y khoa sẽ phải lấy sinh thiết nội mạc tử cung để chẩn đoán và phát hiện các khối u nếu có.
Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 47 - 50 nhưng trước đó bạn sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh trong khoảng từ 40 - 45 tuổi.
Một nguyên nhân khá phổ biến khác của tình trạng chu kì kinh nguyệt kéo dài là u xơ tử cung. Wilfred Marion, nhà nghiên cứu kiêm tư vấn phụ khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), cho biết, tình trạng này xảy ra khi một khối u lành tính phát triển trong tử cung của bạn mà chưa di căn sang khu vực khác. Khối u xơ này thường chèn ép các tế bào nội mạc tử cung, khiến chúng chảy máu và hình thành các vết loét ở tử cung theo thời gian.
Chu kì kéo dài trên một tuần, đặc biệt ở những phụ nữ lứa tuổi trên 45 là biểu hiện rõ rệt của ung thư cổ tử cung. Siêu âm và xét nghiệm PAP là các biện pháp xác định chiính xác nhất. Nội soi tử cung cũng thường được sử dụng để nhận biết tình trạng này.
(Nguồn: Thehealthsite)