Nếu cứ làm những việc như thế thì đừng hỏi vì sao đôi mắt bạn thường xuyên viêm nhiễm

Hồng Quân,
Chia sẻ

Đừng bao giờ quên rằng khu vực nhạy cảm này cần được chăm sóc một cách hết sức đặc biệt.

Deeba Chaudri, dược sĩ viên kiêm chuyên gia nhãn khoa tại phòng mạch LensCrafters New York cho biết, rất nhiều người sở hữu những thói quen chăm sóc mắt sai lầm thậm chí gây hại cho sức khỏe. 

Dưới đây là một vài những vấn đề sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải:

cách chăm sóc mắt sai lầm

Đeo kính áp tròng khi ngủ

Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Sức khỏe Quốc tế, chỉ có hai loại kính áp tròng được phép đeo qua đêm. Tuy nhiên, Hiệp hội nhãn khoa tại Mỹ cảnh báo, thói quen này vẫn mang lại rất nhiều rủi ro cho người sử dụng. Các nhà khoa học tiết lộ nguy cơ phát triển ung thư giác mạc ở những người thường xuyên đeo kính áp tròng qua đêm cao gấp 10 đến 15 lần so với những người chỉ đeo kính áp tròng vào ban ngày.

Việc cô lập khu vực vùng mắt, đồng thời không cung cấp oxy cho chúng là cách gián tiếp thúc đẩy vi khuẩn và các sinh vật lạ xâm nhập, phát triển tại khu vực này. Tiến sĩ Deeba khuyến cáo bạn nên tháo bỏ kính áp tròng trước khi ngủ để giữ cho độ ẩm của mắt được duy trì ở mức độ ổn định nhất.

cách chăm sóc mắt sai lầm

Dụi mắt

Dù có mang kính áp tròng hay không, việc dụi mắt sẽ mang những vi sinh vật gây hại vào mắt bạn. Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), những cơn ngứa ngáy có thể là vấn đề vô cùng khó chịu nhưng bạn hoàn toàn có thể giải quyết điều này bằng việc nhắm mắt khi dụi. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với khu vực bên trong mắt sẽ giúp giảm thiểu các chấn thương cũng như ngăn chặn việc các mạch máu bị vỡ ra, gây nên sưng viêm. 

Tiến sĩ cũng cho biết, khu vực cầu mắt được bảo vệ bởi những màn nước mỏng và rất dễ dàng bị bám bẩn cũng như xâm nhập bởi các loại vi khuẩn. Đây cũng là nơi trú ngụ tuyệt vời cho những loại vi khuẩn và nấm ngứa. Hạn chế tiếp xúc một cách tối đa tay tới khu vực này sẽ giúp giảm khả năng truyền bệnh và những loại vi khuẩn không mong muốn.

cách chăm sóc mắt sai lầm

Không khám mắt định kỳ

Thị lực không phải vấn đề duy nhất bạn cần quan tâm trong việc chăm sóc thị giác. Nếu một khối u phát triển bên trong mắt, chúng có thể chèn ép vào một vài máu xung quanh đó nhưng không ảnh hưởng tới dây thần kinh thị giác và do đó thị lực của bạn không bị ảnh hưởng. 

cách chăm sóc mắt sai lầm

Sử dụng điện thoại vào ban đêm

Tất cả những thiết bị điện tử như màn hình máy tính, màn hình điện thoại, máy tính bảng đều phát ra một loại ánh sáng xanh có hại cho đôi mắt của bạn. Deborah Levy, tiến sĩ y khoa kiêm chuyên gia tư vấn nhãn khoa tại trung tâm Carrington Farms cho biết, tập trung quá nhiều vào lại ánh sáng này có thể gây ra đau mắt, nhức đầu, thậm chí là cả choáng váng. 

Hãy thử tưởng tượng, nếu bắt các nhóm cơ của bạn hoạt động liên tục như việc chạy bộ liền một mạch trong vòng 4 giờ, hẳn bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức mệt mỏi tồi tệ. Điều tương tự cũng xảy ra với đôi mắt của bạn khi bạn sử dụng chúng trong thời gian quá dài. Các nhà khoa học khuyến cáo nên áp dụng công thức 20 khi phải ngồi quá lâu trước màn máy tính: cứ 20 phút sử dụng máy tính lại nhìn sang một vị trí khác trong vòng 20 giây không chớp mắt. Thói quen này sẽ giúp mắt bạn điều tiết hiệu quả hơn, và giảm thiểu áp lực cho những nhóm cơ khu vực thị giác.

cách chăm sóc mắt sai lầm

Kẻ mắt quá nhiều

Mặc dù đây là hình thức trang điểm phổ biến và hữu hiệu nhưng chúng vẫn tiềm ẩn một vài nguy hại cho đôi mắt bạn. Deborah Levy, tiến sĩ y khoa kiêm chuyên gia tư vấn da liễu tại trung tâm Carrington Farms cho biết, khi vẽ, lớp chì dễ dàng tiếp xúc và xâm nhập vào bên trong thông qua nước mắt. Lớp chì này có thể mang theo vi khuẩn và gây viêm nhiễm cho khu vực này.

cách chăm sóc mắt sai lầm

Không tẩy trang trước khi đi ngủ

Alfred Spears, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, giữ nguyên lớp trang điểm khi vào phòng ngủ là một trong những thói quen cực hại cho đôi mắt của bạn. Ngoài việc làm bẩn chăn và gối cũng như những nơi bạn tựa vào, những loại mỹ phẩm còn có khả năng cản trở tuần hoàn dưới da, dẫn tới mẩn đỏ khó chịu, thậm chí đau rát xung quanh viền mắt.

cách chăm sóc mắt sai lầm

Sử dụng kính áp tròng quá hạn

Tiết kiệm chi phí bằng việc sử dụng những loại kính áp tròng quá hạn có thể mang đến cho bạn nhiều tác hại. Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, thông thường, kính áp tròng thường được bảo quản trong dung dịch làm sạch đặc trưng. Những dung dịch này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của các loại nấm ngứa có hại. Sử dụng kính áp tròng đã quá hạn sử dụng đồng nghĩa với việc loại dung dịch này không còn hiệu quả trong việc bảo vệ đôi mắt của bạn trước những mối đe dọa này nữa.

cách chăm sóc mắt sai lầm

Phụ thuộc quá nhiều vào những loại thuốc nhỏ mắt

Rất nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đỏ mắt và giúp cho bạn lấy lại vẻ tự tin khi ra ngoài. Tuy nhiên, Emmanuel Abraham, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok,Thái Lan) cảnh báo, những loại thuốc này chỉ có khả năng giảm độ đỏ mắt một cách tạm thời bằng việc thu hẹp các mạch máu trong mắt. Chúng cũng bao gồm rất nhiều chất bảo quản và hóa chất khác có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Tiến sĩ cũng cho biết, nếu gặp những vấn đề về ngứa rát hoặc đỏ mắt, bạn cần liên lạc với những chuyên gia nhận khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

cách chăm sóc mắt sai lầm

Không trang bị kính râm khi ra ngoài

Rất nhiều người chủ quan trước tác động của nắng lên đôi mắt. Monika Shirodkar, dược sĩ kiêm bác sĩ nhãn khoa tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) cho biết, không chỉ ánh nắng gay gắt của mùa hè mang lại cho bạn những nguy cơ tổn thương mắt, ánh nắng hanh, nhẹ dịu của mùa đông cũng có khả năng gây hại trong khu vực nhạy cảm này. Tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại mà không có biện pháp bảo vệ có thể gây nên các vấn đề về da như ung thư, dị ứng da và một số biến chứng nguy hiểm khác.

(Nguồn: Health)
Chia sẻ