Nếu bố mẹ cứ tiếp tục 5 cách dạy dỗ đầy sai lầm này thì con khó lòng thông minh bằng bạn bè đồng trang lứa
Muốn con lớn lên gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống thì bố mẹ cần tránh xa những cách dạy dỗ sai lầm sau.
Mọi bậc cha mẹ đều mong muốn con thông minh, giỏi giang. Tuy nhiên nhiều người lại mắc phải những thói quen dạy dỗ sai lầm khiến con chẳng những không thông minh mà còn kém phát triển hơn bạn bè.
Dưới đây là 5 thói quen mà chuyên gia nuôi dạy trẻ khuyến cáo bố mẹ nên bỏ:
Cho con ăn thật nhiều, thật no
Cha mẹ nào cũng muốn con mình khỏe mạnh, bụ bẫm nên thường hay ép con ăn thật nhiều. Nếu con lười ăn hoặc thấp còi hơn những đứa trẻ đồng trang lứa, bố mẹ lại càng ép ăn nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi con đã ăn đủ.
Thực tế, bố mẹ càng ép thì con càng biếng ăn. Quá trình ăn uống của con người chịu sự tác động của các cơ quan thần kinh trung ương, phối hợp với hệ tiêu hóa. Do đó việc bị ép ăn có thể ảnh hưởng đến tâm lý, khiến con không còn cảm giác ngon miệng.
Bên cạnh đó, ăn quá nhiều còn khiến tinh thần con uể oải, não bộ hoạt động chậm lại. Theo thời gian, các tế bào não bị lão hóa sớm, suy giảm tinh thần, gây bất lợi cho sự tăng trưởng của trí tuệ.
Thay vì ép ăn nhiều, bố mẹ hãy xây dựng cho con một thực đơn khoa học, hợp lý để có thể đáp ứng đủ nhu cầu, dinh dưỡng và thể lực.
Thường xuyên chê bai con
Trẻ nhỏ thường hiếu động và hay bắt chước người lớn. Nhiều khi con muốn chủ động làm điều gì đó nhưng lại không may làm hỏng việc. Thay vì tập trung vào những điểm tích cực, nhiều bố mẹ lại chỉ nhìn vào những sai lầm của con.
Chẳng hạn con muốn tự rót nước mời mẹ nhưng lại lóng ngóng làm đổ. Nhiều bố mẹ trong trường hợp này lập tức phê bình:“Lại làm đổ nước rồi, sao mà hậu đậu quá”. Những lời này vừa khiến con vừa xấu hổ vừa trở nên rụt rè.
Con sẽ thu mình lại, không dám tự làm điều gì vì sợ nếu mắc lỗi sẽ bị bố mẹ trách mắng. Điều này diễn ra lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tính cách và lòng tự trọng của con. Ngoài ra chúng còn khiến con bị mai một sự sáng tạo.
Thay vì phê bình thì khi con mắc lỗi, bố mẹ nên nhìn vào điểm tích cực để khen ngợi. Sau đó mới phân tích, đưa ra lời khuyên để con sửa lỗi. Chẳng hạn như trường hợp trên, mẹ có thể nói: “Cảm ơn con đã rót nước cho mẹ. Lần sau con nên đỡ tay phía dưới bình nước thì khi rót sẽ không bị tràn ra ngoài”.
Bắt con đi học sớm
Nhiều bậc cha mẹ luôn có tâm lý sợ con thua thiệt với bạn bè ngay từ vạch xuất phát. Thế nên họ cho con đi học từ rất sớm. Nhiều trẻ 5 tuổi đã học hết chương trình lớp 1, trường chưa khai giảng nhưng đã đọc xong sách giáo khoa.
Theo nghiên cứu, trẻ càng tiếp xúc sớm với kiến thức khó thì trí tưởng tượng và sự sáng tạo càng dễ bị hao mòn. Trẻ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, quá tải vì phải “nạp” một lượng kiến thức quá tải so với tuổi. Theo thời gian, trẻ có thể mất hứng thú với việc học và mất tự tin vào bản thân.
Nhiều phụ huynh cho rằng, việc đưa con đi học, tiếp xúc với thế giới bên ngoài sớm sẽ giúp rèn luyện tính tự lập. Thực tế việc đi học trước 3 tuổi có thể khiến con bất an và mất cân bằng nội tại.
Không chú ý đến giấc ngủ của con
Buổi sáng là thời điểm trẻ nhỏ vui vẻ, tỉnh táo, khỏe khoắn nhất trong ngày. Muốn được như vậy, trẻ cần một giấc ngủ đủ, ngon và liền mạch vào đêm hôm trước.
Đối với trẻ em, giấc ngủ cực kỳ quan trọng. Nó giúp trẻ phát triển chiều cao, khoẻ mạnh và có trí não minh mẫn.
Trẻ sơ sinh ngủ từ 16 – 17 tiếng/ngày. Độ tuổi càng lớn, thời gian ngủ của trẻ càng giảm. Đến khi tròn 3 tuổi, trẻ sẽ ngủ khoảng 11-12 tiếng/ngày. Đến 6 tuổi, trẻ ngủ khoảng 10 tiếng/ngày và khi từ 12 tuổi trở lên, trẻ sẽ ngủ khoảng 9 tiếng.
Bố mẹ cần đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày cho con tùy theo độ tuổi. Đừng bao giờ ép con thức khuya làm bài tập và sáng hôm sau lại dậy từ 6 giờ để đến trường. Nghỉ ngơi tốt và ngủ đủ giấc là bước đầu tiên để đảm bảo kết quả học tập tốt của con. Đi học trong trạng thái lơ mơ, thiếu ngủ sẽ khiến con không thể tập trung vào bài vở và những điều cô giáo giảng.
Cho con tiếp xúc với đồ công nghệ quá sớm
Vì bận rộn nên nhiều bố mẹ thường dỗ con bằng cách cho con chơi các đồ công nghệ như iPhone, iPad... Bố mẹ không biết rằng, cho con tiếp xúc với đồ công nghệ quá sớm sẽ làm giảm sự hứng thú của con đối với thế giới thật bên ngoài. Thay vì chạy nhảy, vui chơi, tò mò khám phá mọi vật xung quanh thì con chỉ ngồi hàng giờ trước màn hình điện thoại, máy tính.
Điều này khiến con dễ bị suy giảm trí lực, thị lực, khả năng ngôn ngữ và sự giao tiếp bình thường. Không chỉ vậy, các đồ công nghệ đều phát ra sóng điện từ rất nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trí não. Viện Hàn lâm nhi Hoa Kỳ đã chỉ ra, tiếp xúc nhiều với đồ công nghệ có thể dẫn đến tình trạng kém thông minh ở trẻ.
Thay vì đồ công nghệ, bố mẹ tốt nhất nên cho con chơi những trò phát triển trí não và thúc đẩy sự sáng tạo như xếp hình, rubik, vẽ tranh…
Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.
Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.