Nếu bạn thường làm ngược lại những điều này thì bạn đang tự tay “phá” đồ gia dụng nhà mình rồi đấy

Thúy Phạm,
Chia sẻ

Dưới đây sẽ là những bí quyết mang đến cho bạn một loạt các thủ thuật bảo trì hữu ích để giúp bạn giữ gìn đồ gia dụng tốt hơn đồng thời kéo dài tuổi thọ làm việc của chúng.

Các cụ thường nói "của bền tại người", những sai lầm chúng ta phạm phải trong quá trình sử dụng có thể khiến chúng chóng hỏng. Dưới đây sẽ là những bí quyết mang đến cho bạn một loạt các thủ thuật bảo trì hữu ích để giúp bạn giữ gìn đồ gia dụng tốt hơn đồng thời kéo dài tuổi thọ làm việc của chúng.

1. Máy giặt

- Không đặt các vật nặng lên trên máy giặt của bạn, và không đứng trên đó.

- Khi bỏ quần áo vào máy giặt, đừng quên kiểm tra tất cả các túi một lượt. Đóng kín các khóa còn đang mở và bỏ các vật dụng có thể gây va chạm trước khi bắt đầu vận hành máy.

- Đảm bảo chỉ sử dụng bột giặt/nước giặt và nước xả chuyên dụng dành cho máy giặt. Bột giặt tay có chất tẩy tạo bọt quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến máy giặt khi vận hành.

- Chùi phần cao su bên trong máy sau mỗi lần rửa. Rút ngăn chứa bột giặt và ngăn nước xả để làm sạch. Làm điều này thường xuyên để ngăn chặn sự hình thành của nấm mốc.

- Không nên giặt quá tải trọng cho phép của máy, nếu có thể bạn nên bỏ bớt quần áo ra ngay lập tức. Việc này thường xuyên có thể làm hỏng máy giặt.

- Nếu máy giặt của bạn không có chức năng làm sạch định kỳ, tự động hoặc thủ công thì bạn nên định kỳ tự làm sạch khoảng 1 tháng 1 lần. Có nhiều giải pháp làm sạch tự nhiên cho bạn, chẳng hạn như dùng chanh, giấm... Đổ đầy ngăn bột giặt bằng nước chanh hay giấm rồi vận hành máy theo chu kỳ bình thường.

2. Tủ lạnh


- Bước đầu tiên để bảo trì tủ lạnh cần được thực hiện trước khi tủ được giao tới nhà bạn, cụ thể là ở khâu vận chuyển. Đảm bảo tủ lạnh được vận chuyển thẳng đứng và không nghiêng hơn 40 độ. Nếu không dầu máy nén có thể bị rò rỉ ra ngoài và làm hỏng toàn bộ hệ thống.

- Vận hành tủ lạnh ngay lập tức sau khi vận chuyển đến cũng có thể gây rò rỉ dầu máy nén. Nếu bạn biết chắc chắn tủ lạnh không bị nghiêng trong quá trình vận chuyển thì bạn chờ đợi ít nhất 4 giờ hoặc tốt nhất là 6 giờ mới vận hành tủ. Nhưng nếu nghi ngờ, tốt nhất nên để khoảng 15 giờ.

- Đừng để các món ăn nóng vào tủ lạnh, hãy để chúng nguội hẳn rồi mới cho vào tủ.

- Các tủ lạnh hiện đại không cần phải trải qua rã đông hoàn toàn 2 lần một năm. Tuy nhiên, nó vẫn có giá trị cho tủ lạnh của bạn dù có đóng tuyết hay không. Nên ngắt kết nối của tủ và vệ sinh tủ lạnh định kỳ.

- Thỉnh thoảng bạn cũng nên vệ sinh mặt sau của tủ lạnh khỏi bụi (tốt nhất là sử dụng một máy hút bụi). Nhưng nhớ phải rút phích cắm của tủ lạnh ra nhé!

3. Nồi hầm điện

- Không bao giờ được đặt lòng nồi còn ẩm ướt vào nồi hầm.

- Nên lau bề mặt bên trong của nắp nồi hầm sau khi chuẩn bị thức ăn để ngăn chặn độ ẩm không mong muốn, hơi dầu và các thực phẩm dư thừa tích tụ trên đó.

- Không rửa lòng nồi bằng giẻ ráp sắt hoặc chất liệu có thể làm xước bề mặt bên trong của nó. Bạn chỉ nên rửa chảo bằng một miếng bọt biển hoặc vải mềm.

- Nên nấu các nguyên liệu dưới mức công suất tối đa.

4. Lò vi sóng

- Khi nấu các sản phẩm có độ xốp bạn nên đặt một ly nước vào trong lò vi sóng. Nước sẽ hấp thụ một số bức xạ vi sóng khiến thành phẩm có kết quả tốt hơn.

- Không đặt vật gì lên trên lò vi sóng. Nếu có thì nên tránh đặt vật nặng và đảm bảo đối tượng không chắn lưới thông gió của thiết bị.

- Không bao giờ kích hoạt lò vi sóng khi nó đang trống. Điều này có thể dễ dàng làm hỏng magnetron (thiết bị tạo ra vi sóng).

- Tránh đặt vật quá nặng trong lò vi sóng (bạn có thể tìm thấy thông tin về khối lượng tối đa trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị).

- Không sử dụng bát đĩa không thích hợp cho lò vi sóng. Nếu bỏ qua cảnh báo này có thể gây ra hỏa hoạn.

- Không làm nóng sản phẩm lâu hơn cần thiết.

- Và cuối cùng cũng không kém phần quan trọng, kịp thời loại bỏ thức ăn và cặn dầu mỡ từ bề mặt bên trong các thiết bị bằng cách sử dụng một khăn mềm.

5. Máy nướng bánh mỳ

- Không bao giờ để máy nướng bánh mỳ tiếp xúc với nước, không sử dụng nó khi tay còn ướt và để nó xa những vật dễ cháy như rèm cửa.

- Máy nướng bánh chỉ phù hợp với bánh mì khô và bánh ngọt, không bao gồm các loại bánh mì như bánh nướng với mứt, bơ hoặc kem.

- Nếu bạn đang sử dụng máy nướng bánh mỗi ngày, bạn nên làm sạch bên trong máy định kỳ 1 tuần 1 lần. Đừng quên tháo phích cắm ra khỏi ổ cắm trước khi bạn bắt đầu làm sạch.

6. Máy xay

- Không sử dụng các thiết bị để xay các sản phẩm vừa mới nấu hay còn quá nóng. Bạn nên đợi cho đến khi thực phẩm đã nguội đến ít nhất 80 độ C.

- Không rửa thân máy bằng nước, sau khi sử dụng và làm sạch nên dùng miếng vải mềm để lau sạch.


- Đừng để máy bật quá lâu vì có thể làm nóng động cơ.

- Không khuyến khích sử dụng máy xay sinh tố để xay nhỏ các nguyên liệu khô như bánh quy giòn.

Theo Brightsight

Chia sẻ