Nếu bạn luôn thấy tội lỗi khi nói “không” với ai đó, đây là 6 cách đơn giản có thể từ chối khéo trong những tình thế khó xử

Đinh Hương,
Chia sẻ

Đôi lúc vì sự cả nể mà bạn không thể từ chối các yêu cầu hay đề nghị của bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Cũng chính vì sự cam chịu, không dứt khoát này mà bạn đã bao nhiều lần bị đẩy và tình huống bị ép buộc rất khó khăn, nhưng nếu nói “không” thì bạn lại cảm thấy dằn vặt, tội lỗi.

Dĩ nhiên nếu là chuyện nằm trong khả năng thì chúng ta nên nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh. Tuy nhiên nếu đó là chuyện bạn không muốn làm, không thể làm hoặc những thứ vượt quá sự kiểm soát của bạn, vậy thì tốt nhất trong lúc này bạn nên thẳng thắn nói lời từ chối. Nói từ chối làm sao để đối phương không cảm thấy tổn thương và bạn cũng không mang cảm giác dằn vặt tội lỗi? Hãy cùng tham khảo 6 cách đơn giản dưới đây nhé!

Nếu bạn luôn thấy tội lỗi khi nói “không” với ai đó, đây là 6 cách đơn giản có thể từ chối khéo trong những tình thế khó xử - Ảnh 1.

Thẳng thắn nêu rõ lý do

Khi từ chối ai đó, bạn cần ít nhất nêu rõ cho họ một lý do vì sao. Hãy nói ngắn gọn và xúc tích nhất về nguyên nhân bạn không thể giúp họ chứ đừng kể lôi thôi dài dòng. Chẳng hạn bạn đang rất gấp cần có cuộc hẹn gặp ai đó, bạn đang mệt và muốn nghỉ ngơi hoặc bạn không thể giúp vì một lý do cụ thể nào đó.

Đề nghị một hướng giải quyết khác

Đây là một cách dễ dàng nhất để nói lời từ chối. Khi bạn muốn khước từ một đề nghị của ai đó, hãy đưa ra cho họ một cách giải quyết khác hoặc một người nào đó có thể thật sự giúp đỡ được họ. Ví dụ như bạn không thể đến cuộc hẹn tối nay với một người bạn đã lâu không gặp, hãy hẹn lại vào một hôm cụ thể nào đó. Hay một người hỏi bạn mượn tiền, thay vì nói không, bạn có thể gợi ý: “Mình cũng đang kẹt lắm, cậu thử hỏi cái A thử xem”.

Thể hiện sự thông cảm

Nếu bạn luôn thấy tội lỗi khi nói “không” với ai đó, đây là 6 cách đơn giản có thể từ chối khéo trong những tình thế khó xử - Ảnh 2.

Đối lúc người khác nhờ vả đến bạn cũng chưa chắc là vì chuyện đó bạn có thể giúp đỡ được mà chỉ là vì họ muốn có một sự hỗ trợ về tinh thần là chính. Trong nhiều trường hợp nằm ngoài khả năng của bạn, điều bạn cần làm chính là thể hiện cho họ thấy một sự thông cảm, thấu hiểu và hy vọng rằng mọi chuyện sẽ tốt hơn. Bằng cách này bạn sẽ giúp cho người kia cảm thấy thoải mái hơn và giúp cho lời từ chối của bạn cũng dễ được chấp nhận hơn.

Từ chối cùng với một lời cám ơn

Khước từ yêu cầu của một người khác nhưng bạn cũng có thể biến nó thành một lời khen ngợi, lời cám ơn đối với họ và làm cho tình huống trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Chẳng hạn như “Cám ơn vì cậu đã nhớ đến tớ nhé”, hay “Mình cảm thấy rất vui vì cậu đã hỏi mình trước”. Đừng quên chúc họ may mắn và sớm vượt qua những khó khăn nữa nhé!

Hãy cứng rắn trước sự van nài

Một số người rất kiên trì, họ sẽ nài nỉ bạn giúp đỡ suốt ngày đêm cho đến khi bạn đồng ý thì thôi. Lúc này bạn cần phải cứng rắn trong câu trả lời của mình. Hãy nói rõ ràng về quyết định của bạn bằng thái độ bình tĩnh và dứt khoát.

Nếu bạn luôn thấy tội lỗi khi nói “không” với ai đó, đây là 6 cách đơn giản có thể từ chối khéo trong những tình thế khó xử - Ảnh 3.

Đừng ỡm ờ quá lâu rồi mới nói không

Thật sự có những người bạn rất khó lòng để từ chối họ. Tuy vậy nếu đó là điều bạn không muốn, bạn nên thẳng thắn từ chối chứ đừng dây dưa suy nghĩ để rồi cuối cùng cho họ câu trả lời không như ý muốn. Bạn hãy nhớ thà mất lòng trước được lòng sau. Tuy vậy bạn cũng không nên từ chối quá nhanh khi họ chưa kịp dứt lời. Hãy dành ra vài phút để cân nhắc quyết định của mình và cho họ lời từ chối thật dứt khoát cùng những lý do chân thành nhất. Có như vậy sẽ không ai trách cứ được bạn điều gì.

(Nguồn: Brightside)

Chia sẻ