Nâng cấp một căn phòng 29m2 cho người cao tuổi

PT,
Chia sẻ

Làm thế nào để thiết kế một không gian đúng chức năng dành cho người lớn tuổi trong một diện tích không được rộng rãi lắm? Dưới đây sẽ là gợi ý mà chuyên mục Nhà đẹp dành cho bạn...

Khi còn trẻ, hầu hết chúng ta đều muốn sống tách biệt với cha mẹ như một cách thể hiện cái tôi. Tuy nhiên, càng về sau này, chúng ta càng hiểu rằng mình cần sự trợ giúp của người thân như thế nào. Một số người còn "tái hợp" và định cư ba thế hệ trong một gia đình...

Vậy thì nên sắp xếp một căn phòng cho người già như thế nào cho đúng chức năng, trong một không gian không mấy rộng rãi? Rất vui là chúng tôi có thể mang đến cho bạn một giải pháp giải tuyệt vời. Bạn hoàn toàn có thể sắp đặt một căn phòng cho người lớn tuổi ở một căn phòng diện tích 29m2...

Mặc dù tầng áp mái là vị trí được chọn lựa nhưng không vì thế mà trông thiếu ánh sáng và tù túng. Ngược lại, nó sẽ là một không gian tươi mới, hiện đại và tràn đầy sinh khí. Bạn hãy tham khảo bài viết này để nâng cấp căn phòng cho bố mẹ mình nhé!

Căn phòng trước khi nâng cấp lộn xộn, thiếu chức năng

Căn phòng trước khi nâng cấp có hai phòng nhỏ là phòng làm việc và phòng ngủ. Tuy nhiên chức năng của nó lại quá đơn giản, lộn xộn và thiếu chức năng, nhất là đối với một căn phòng dành cho người già.

Căn phòng sau khi nâng cấp sẽ trở nên tươi sáng và thân thiện

Sơ đồ cấu tạo của căn phòng gần 29 m2

Mục đích chính của các nhà thiết kế là tạo ra sự lạc quan, hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lớn tuổi. Không gian mới được thiết kế theo phong cách sinh thái thân thiện, tươi sáng và thoải mái hơn. Dù là dành cho người già nhưng nét hiện đại, phong cách vẫn được chú ý đến rất nhiều đấy nhé!

28,8 m2 được chia thành 2 phân khu chức năng giống như căn phòng ban đầu nhưng vị trí của các nội thất và thiết kế đã hoàn toàn thay đổi ...

Khu vực phòng khách phục vụ nhu cầu giao tiếp và giải trí truyền hình.

Góc nghỉ ngơi, thư giãn vào ban ngày.

Phòng ngủ là nơi bố mẹ nghỉ dưỡng vào ban đêm.

Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi từng bước cơ bản để "nâng cấp" căn phòng này nhé!

Bước 1: Xây dựng góc nghỉ ngơi tiện ích vào ban ngày

Lựa chọn sofa mây tre đơn giản với nệm di động sáng màu

Một chiếc ghế sofa đơn giản bằng mây tre sử dụng tấm nệm di động sáng màu tạo nên cảm giác rất dễ chịu và thư giãn. Nội thất này có thể sử dụng được cho cả 4 mùa, chỉ bằng cách thay đổi nệm bọc cho phù hợp với thời tiết mà thôi.

Chiếc bàn có kiểu dáng nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích

Đi kèm theo đó là một chiếc bàn có kiểu dáng hiện đại, độc đáo, nhỏ gọn chiếm dụng ít diện tích. Kích thước của nó có thể ăn khớp với ghế nên có thể phục vụ cả những bữa ăn nhỏ ngay khi nằm nghỉ ngơi trên ghế rất tiện dụng.

Đèn bàn đặt cạnh sofa

Bạn cũng đừng quên bổ sung một chiếc đèn nhỏ trên bàn phụ cạnh sofa để đáp ứng nhu cầu đọc sách nghiên cứu của người lớn tuổi nhé!

Bước 2: Sắp đặt nội thất hợp lý để phục vụ ăn uống và đọc sách

Phần còn lại của nội thất được chia làm 2 phần: Ăn uống và đọc sách. Đơn giản vì đối với người già thì đó là hai thú vui lớn nhất. Các nhà thiết kế tin rằng sự lạc quan chính là nguồn hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần của người lớn tuổi. Đó là lý do tại sao màu sắc tươi sáng được nhấn mạnh ở đây.

Một chiếc bàn nhỏ xinh có thể gấp gọn lại trong trường hợp có khách đến. Thông thường nó còn được sử dụng như một chiếc bàn trang trí khá bắt mắt...

Ghế bành đặt cạnh kệ sách tiện dụng cho những lúc giải trí, nghiên cứu.

Kệ sách kết hợp lưu trữ trong các giỏ nhỏ rất gọn gàng, khoa học.

Bước 3: Thiết kế góc giải trí với tính năng đa dạng

Bên cạnh nhu cầu đọc sách thì truyền hình cũng là một nhu cầu quan trọng của người lớn tuổi. Chính vì vậy việc thiết kế góc giải trí cũng rất được quan tâm. Một hình nền nhẹ nhàng được lựa chọn để trang trí bức tường giữa phòng khách và phòng ngủ. Ghế, túi khâu, và một vài phụ kiện nhỏ được phân bố khắp phòng. Thêm vào đó là sự xuất hiện của một vài phụ kiện màu vàng, đỏ để không gian trông tươi tắn nhưng không kém phần ấm áp...

Góc tivi đượcđặt đối diện với sofa là trung tâm của phòng khách.

Bức tranh là điểm nhấn trên tường xanh nhạt và tăng thêm sự mềm mại cho tivi...

Kệ tivi kết hợp hai giá bên dưới cung cấp khả năng lưu trữ nhiều hơn.

Bước 4:  Sắp đặt ánh sáng cân bằng vì thị lực người già không được tốt

Màu sắc, ánh sáng luôn được chú ý để đảm bảo sự cân bằng cho toàn bộ cân phòng. Điều này còn quan trọng vì thị lực của người già không được tốt, cần được đảm bảo tránh phân tán thị giác.

Cửa sổ lớn giúp không gian sáng sủa và bầu không khí trong lành...

Rèm cửa nhẹ nhàng theo phong cách Nhật Bản

Trải sàn màu lông xám đảm bảo sự đồng nhất với khung cửa và trần nhà...

Bước 5: Chú trọng đến không gian phòng ngủ hiện đại và rộng rãi

Khu vực nghỉ ngơi cũng không kém phần hiện đại và rộng rãi. Tuy nhiên ở đây bạn cũng cần phải xem xét nhu cầu của người lớn tuổi. Mục đích để tạo ra một không gian thư giãn và yên tĩnh nên một bảng màu trung tính và yên bình vẫn được lựa chọn, đảm bảo hài hòa với bố cục chung.

Một bàn nhỏ bằng kính trong suốt giúp ăn gian diện tích.
Giá sách tích hợp liền kề rất đa dụng, thêm một chiếc đèn bàn nhỏ có màu sắc tương đồng.

Ga gối trang nhã, giản dị với hai tông màu trắng và xanh lá mang lại sự dễ chịu...

Giá sách treo kết hợp lưu trữ phục vụ đọc sách tại giường và trang trí.

Nếu bạn đang sống trong một ngôi nhà hoặc một căn phòng mà bạn thấy tự hào, hãy cùng Chia sẻ không gian sống của chính bạn với độc giả aFamily bằng cách liên lạc với chúng tôi theo số điện thoại 84-4-39749300 (số máy lẻ 910) hoặc qua hòm thư nhadep@afamily.vn, info@afamily.vn. Mỗi độc giả chia sẻ nhà sẽ được tặng một phần quà từ một trong số những nhà tài trợ của chương trình.

Chia sẻ