Mướp đắng "dã tật" nhưng không phải ai ăn cũng tốt, đặc biệt 5 nhóm người này tuyệt đối không nên ăn

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Cũng bởi mướp đắng chứa nhiều dược tính nên không phải ai sử dụng cũng tốt, thậm chí có những nhóm người nếu ăn nhiều món này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Dân gian Việt Nam bao đời nay vẫn lưu truyền câu nói "thuốc đắng dã tật", ý chỉ những loại thuốc, món ăn càng có vị đắng lại càng tốt cho sức khỏe. Mướp đắng là một loại thực phẩm trong số đó, nhiều người khi mới đầu ăn sẽ thấy sợ hãi trước vị đắng của nó nhưng khi đã quen, ai cũng sẽ bị nghiện vì mùi vị khó quên, thơm lừng của mướp đắng.

Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi. Chúng có khá nhiều công dụng với sức khỏe, có thể tận dụng để giải nhiệt, tiêu đờm, bổ thận, chống mệt mỏi, mát máu, nhuận tràng...

Mướp đắng "dã tật" nhưng không phải ai ăn cũng tốt, đặc biêt 5 nhóm người này càng tránh xa càng tốt - Ảnh 1.

Mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng...

Cũng bởi mướp đắng chứa nhiều dược tính nên không phải ai sử dụng cũng tốt, thậm chí có những nhóm người nếu ăn nhiều món này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) đã chỉ ra 5 nhóm người càng hạn chế ăn mướp đắng càng tốt. Đó là

1. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú

Mướp đắng dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tốt nhất bà bầu lại không nên "đụng đũa" vì ăn nhiều có thể gây sảy thai, nguyên nhân bởi mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết. Hoặc gây kích thích tử cung và dẫn đến sinh non.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Mướp đắng "dã tật" nhưng không phải ai ăn cũng tốt, đặc biêt 5 nhóm người này càng tránh xa càng tốt - Ảnh 2.

Mướp đắng dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bà bầu lại không nên "đụng đũa"

2. Người đang mắc các bệnh tiêu hóa

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho rằng, người mắc bệnh tiêu hóa có đường ruột kém, không nên ăn nhiều món nóng, lạnh và các món có vị đắng cũng vậy. Nếu lạm dụng, người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc khiến tình trạng hệ tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.

Lương y khuyên những người đang mắc bệnh tiêu hóa thì không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.

3. Người huyết áp thấp

Khoa học hiện đại đã nghiên cứu rằng, trong quả mướp đắng có chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine. Đây là các chất có thể gây hạ đường huyết, khiến những người có tiền sử huyết áp thấp có nguy cơ tụt huyết áp.

Mướp đắng "dã tật" nhưng không phải ai ăn cũng tốt, đặc biêt 5 nhóm người này càng tránh xa càng tốt - Ảnh 3.

4. Bệnh nhân mới phẫu thuật

Theo lương y Sáng, ăn mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật xong sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân và ảnh hưởng đến thời gian hồi phục. Tốt nhất người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật.

5. Bệnh nhân mắc tiểu đường

Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ thấp lượng đường cộng với việc ăn nhiều mướp đắng sẽ khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe.

*Một số bài thuốc từ mướp đắng có tác dụng tốt cho sức khỏe

- Giải nhiệt, tiêu đờm, mát máu, nhuận tràng: Lấy quả mướp đắng tươi dùng ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, sẽ có hiệu quả.

- Trị sốt, khô miệng, viêm họng hầu: Dùng 15-30 quả mướp đắng đem đi sắc lấy nước uống.

- Bổ thận, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi: Dùng quả mướp đắng đã chín, đem đi sắc lấy nước uống sẽ thấy có hiệu quả.

Mướp đắng "dã tật" nhưng không phải ai ăn cũng tốt, đặc biêt 5 nhóm người này càng tránh xa càng tốt - Ảnh 4.

Mướp đắng có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn, bài thuốc hay.

- Chữa viêm họng: Lượng hạt mướp đắng đủ dùng, nhai rồi nuốt lấy nước.

- Chữa TE đầu khô sùi vảy trắng: Lấy 1 quả mướp đắng nguyên hạt, đem đi giã nhuyễn, lấy nước bôi, sau khi đã gội đầu bằng nước lá Đào.

Chia sẻ