Mục sở thị độ "phong ba" của tiếng Việt qua tên các loại quả, có những cái tên ở miền Nam mà chuyển ra Bắc bỗng dưng lại thành "nhạy cảm"
Nếu không biết những tên gọi này thì khi đi du lịch sẽ rắc rối nhiều lắm đó nha.
Đã từng có ai đi du lịch mà mình nói muốn mua cái này, người dân bản địa lại đưa cái kia chưa hả mọi người? Chắc chắn trong số những người đang đọc bài viết này đều đã từng rơi vào trường hợp như vậy đấy, bởi vì sự khác biệt về ngôn ngữ ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta. Dù rằng điều này có đôi chút bất tiện với các vị khách phương xa nhưng xét về góc độ nào đó thì cũng rất thú vị, nhất là khi ta biết được thứ quả vô cùng quen thuộc với mình, ở một nơi xa tít mù tắp lai có cái tên lạ lẫm như vậy.
Và hãy cùng phân biệt cách gọi một số loại rau, củ, quả và đồ ăn thông dụng ở 3 miền Bắc, Trung Nam xem chúng như thế nào nhé!
Đang mùa na nè, vào miền Trung mua mãng cầu ăn chơi. Quả mãng cầu ngoài bắc nó to và vỏ không có mắt như thế này đâu.
Khác hẳn nhau nhỉ, cái tên lồng mức ở miền Nam nghe hay ho ghê.
Hoa của loại quả này xuất hiện trong bài hát về chị Võ Thị Sáu nè, dễ thương ghê.
Loại rau này xuất hiện trong khá nhiều câu hỏi trong các game show nhưng bảo đảm nhiều người sẽ không nhớ nổi đâu.
Cái này là bất ngờ lắm luôn nha, bạc hà ở miền bắc là một thứ rau thơm mới hay chứ.
Loại quả vô cùng quen thuộc và cũng xuất hiện nhiều trên sóng truyền hình.
Quả mận này có vẻ như là được giữ nguyên tên từ Nam ra Bắc rồi, không có gì khác biệt nhiều lắm.
Khi ăn hết loại quả đắng này thì mọi đau khổ sẽ qua, đó là ý nghĩa mà người miền Nam đặt tên cho quả mướp đắng.
Củ sắn ở miền Bắc là loại củ dài, dùng luộc lên mới ăn được cơ. Vào miền Nam mà kêu củ sắn thì người ta sẽ mang ra củ đậu nha mấy bạn người Bắc ơi.
Rau ngò quá phổ biến ở cả 3 miền nhưng tên gọi thì có khác nhau một chút.
Tên khác nhau thì đúng rồi nhưng nếu như người Bắc hay trưng quất vào dịp tết thì phía Trung và Nam lại kỵ món này vì cho rằng "quật và tắc" sẽ mang lại điềm xui, mọi thứ không hanh thông.
Miền bắc rất ít dùng từ bánh tráng nên bánh đa được dùng cho khá nhiều đồ thực phẩm, kể cả loại sợi mì khô thì một số nơi ở miền Bắc cũng gọi là bánh đa.
Đây này, củ sắn ở miền Bắc đây mọi người ơi, nó sẽ được người ở miền Nam gọi là cù mì nhé.
Cái tên lá này theo cách gọi của người Nam ra miền Bắc thì hơi nhạy cảm một tí, nhưng cũng rất hay ho nhỉ mọi người nhỉ.
Người Bắc cũng quen với tên gọi chà bông này rồi nha, không còn thấy lạ nhiều nữa đâu.
Các tín đồ nem ở miền Bắc khi vào miền Nam mà vẫn giữ cái tên ấy thì chắc chỉ còn nước nhìn người ta ăn thôi đó.
Miền Bắc thấy sao gọi vậy nhưng miền Nam và miền Trung lai đặt cho món ăn này cái tên hay ghê.