Một nước Mỹ mãi mãi không còn như trước: Covid-19 rời đi, nhường chỗ cho bạo lực và những thương tổn mãi không phai

J.D,
Chia sẻ

Nước Mỹ đang bước vào những ngày tươi đẹp nhất, nhưng cũng đầy tăm tối.

Nước Mỹ đang tiến vào một giai đoạn đầy mâu thuẫn. Nó rất đẹp khi đại dịch đã lui bước, nhưng cũng là một mùa hè tồi tệ nhất khi bạo lực đang leo thang, trong khi nền kinh tế khởi động quá chậm, và những rào cản bất ngờ trên con đường của sự tự do.

Tình hình dịch bệnh, như đã nói, nó đang tốt lên rất nhiều. 300 triệu liều vaccine được tiêm chủng đã cứu sống rất nhiều sinh mạng và khiến cơn khủng hoảng việc làm tồi tệ bậc nhất dần cải thiện. Tổng thống Joe Biden đã đưa khoa học về đúng vị trí của nó. 600.000 người tử vong được vinh danh, không hề bị ngó lơ. Và quan trọng nhất là niềm tin đã dần trở lại.

Nhưng niềm hy vọng dành cho một thế giới không lo âu có lẽ là đã quá sớm. Đại dịch kinh hoàng đã thay đổi xã hội Mỹ ở một mức độ đáng lẽ phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Nước Mỹ đang dần lấy lại vị thế, nhưng sẽ không còn như trước nữa sau thời điểm tháng 3/2020 - khi dịch bệnh bắt đầu oanh tạc.

Một nước Mỹ mãi mãi không còn như trước: Covid rời đi, nhường chỗ cho bạo lực và những thương tổn mãi không phai - Ảnh 1.

Quảng trường Thời đại - New York

Dịch bệnh đi, bạo lực tới

Các tiểu bang dỡ bỏ lệnh hạn chế. Thời tiết cũng ấm hơn. Và đây cũng là lúc các thành phố lớn của Mỹ hứng chịu làn sóng tội phạm xả súng, bạo lực và giết người. Các vụ xả súng hàng loạt đã gia tăng trên nhiều tiểu bang, từ Oregon tới Louisiana, từ Utah đến Michigan. Cuối tuần qua, có 10 vụ xả súng trên 9 tiểu bang đã xảy ra, khiến 7 người chết và 45 người khác bị thương.

Riêng trong năm 2021 đã có 293 vụ xả súng, mỗi vụ trung bình có trên 4 người bị thương.

Tổng thống Joe Biden đã đặt lịch phát biểu về làn sóng bạo lực gia tăng vào ngày 23/6, cho thấy Nhà Trắng hiểu được sự đe dọa và tính nghiêm trọng của nó. "Đây là sự gia tăng làn sóng tội phạm trong vòng 5 năm qua, nhưng thực tế là chỉ 18 tháng qua thôi," - Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki phát biểu.

Một nước Mỹ mãi mãi không còn như trước: Covid rời đi, nhường chỗ cho bạo lực và những thương tổn mãi không phai - Ảnh 2.

Số vụ xả súng gia tăng tại Mỹ trong tháng qua

Cảnh sát trên cả nước đang sợ rằng làn sóng sẽ tiếp diễn mạnh hơn trong mùa hè này. Khoa cấp cứu từng ngập ngụa trong bệnh nhân Covid-19 cách đây 1 năm giờ chuyển sang điều trị cho nạn nhân của một thứ "dịch bệnh" mới - xả súng.

Tại New York, số vụ xả súng tăng 73% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm 2020. Tại Atlanta tuần qua, một nhân viên bán hàng bị bắn chết khi đang tranh cãi về khẩu trang. Sự tức giận của hành khách trên máy bay cũng gia tăng, khi biết rằng việc đi máy bay đang trở nên tồi tệ hơn trong thế giới của Covid.

Một nước Mỹ mãi mãi không còn như trước: Covid rời đi, nhường chỗ cho bạo lực và những thương tổn mãi không phai - Ảnh 3.

Minh họa: Rose Wong

Số vụ giết người thì vẫn ở mức thấp kể từ năm 1990. Tuy nhiên, các dữ liệu này chỉ có tính chất thời điểm, do được kiểm soát ở giai đoạn ngắn.

Cảnh sát hiện đang có cảm giác họ phải đối mặt với nhiều yếu tố: Từ suy thoái kinh tế, ức chế tâm lý, bùng nổ bán vũ khí (súng) và ngân quỹ hạn hẹp sau cái chết của George Floyd - người Mỹ da màu bị cảnh sát đè cổ đến chết vào năm 2020.

Thế giới không còn như trước

Cảm giác bất an đang xâm nhập vào nền kinh tế. 

Các nhà lãnh đạo quản lý tài chính của chính phủ báo cáo cho Tổng thống Biden rằng hệ thống tài chính đang rất mạnh mẽ. "Việc làm và lương đang gia tăng," - trích lời Brian Deese từ Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Tổng thống Biden cũng có kế hoạch sẽ xây dựng xã hội mới tốt hơn, bằng cách cung cấp nhà ở giá vừa phải, gia tăng các cơ sở chăm sóc người già và tàn tật, đồng thời cải thiện hệ thống chăm sóc trẻ em.

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ đang chịu đựng những yếu tố khá đặc thù, khác với trong quá khứ. 

Những người tiêm vaccine ùa đến các nhà hàng mới mở cửa, và họ nhận ra ở đó không có đủ đầu bếp lẫn bồi bàn để đáp ứng. Một số nhân viên đã đổi việc. Số khác sống dựa vào trợ cấp thất nghiệp từ chính phủ, với mức thực nhận gần như tương đương.

Hàng triệu người Mỹ bắt đầu bay trở lại, nhưng các hãng lại không có đủ phi công, cộng thêm vấn đề bảo trì máy bay và thời tiết khắc nghiệt đang khiến ngành hàng không bị quá tải. Hãng American Airlines đã phải hủy bỏ hàng trăm chuyến bay trong tháng 7 tới.

Các chỉ số cho thấy nền kinh tế đang vận hành với sự lạc quan ở mức cao. Chỉ số chứng khoán S&P Index tăng tới 14% trong năm nay. Ngân hàng đang tăng trưởng, thị trường nhà đất trở nên sôi động. Nhưng nó lại nới rộng hơn sự bất bình đẳng vốn hiện hữu đã lâu. Hơn nữa, chuỗi cung ứng đang bị kìm hãm vì giao thương toàn cầu vẫn đang đình trệ.

Một nước Mỹ mãi mãi không còn như trước: Covid rời đi, nhường chỗ cho bạo lực và những thương tổn mãi không phai - Ảnh 5.

Minh họa: Jamiel Law

Nền kinh tế cũng đã thay đổi. Người lao động giờ làm việc tại nhà, và nhiều người chẳng muốn quay lại công ty sau 16 tháng dài đằng đẵng. Điều này gây trở ngại cho hệ thống giao thông công cộng và các ngành dịch vụ.

Một dấu hiệu khác là việc nền kinh tế vận hành từ các yếu tố liên quan đến nhau. Tập đoàn Washington Prime - chủ sở hữu hơn 100 trung tâm thương mại đã đệ đơn phá sản vì doanh số cho thuê sụt giảm quá mạnh khi các cửa hàng buộc phải đóng cửa, cùng với sự bành trướng nhanh đến khủng khiếp của nền tảng thương mại điện tử Amazon.

Các khách sạn chịu thương tổn nặng

Ngành du lịch khách sạn - cũng giống như hàng không - đã phải chịu đựng cả một thảm kịch dài mùa dịch. Và giờ, họ còn nhận ra mình chưa chuẩn bị đủ để đối mặt với sự thay đổi đột ngột hậu Covid.

"Suốt 15 tháng, chúng tôi cố gắng tìm khách hàng bằng mọi cách có thể," - Chip Rogers, chủ tịch và CEO của Hiệp hội Khách sạn và Lưu trú chia sẻ.

"Giờ khi khách hàng đang quay trở lại, du lịch nghỉ dưỡng vận hành tốt, chúng tôi lại chẳng thể tìm được nhân viên. Đây là thách thức quá lớn."

Theo Rogers, nhiều nhân viên trong đại dịch đã phải chuyển nghề. Số khác đang sống dựa vào trợ cấp thất nghiệp.

Và ngay cả khi ngành công nghiệp có thể kiếm được người trám vào lỗ hổng, thách thức vẫn sẽ ở đó. Khi không có các chuyến công tác của giới doanh nhân, ngành công nghiệp này sẽ không thể trở về vị thế như trước dịch. Họ sợ rằng trong thời đại của Zoom và họp trực tuyến, các chuyến đi sẽ không còn như trước nữa, và nó sẽ gây ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế.

Cơn khủng hoảng hiện tại thậm chí còn nặng nề hơn so với những lần suy thoái trước kia - khủng hoảng kinh tế năm 2000 hoặc hậu Thế chiến II. Nó ảnh hưởng đến từng cá nhân, qua sự mất mát, đau ốm, giáo dục và ảnh hưởng về tâm lý. Con đường phục hồi đang mở ra, nhưng chẳng có gì rõ ràng. 

Nguồn: CNN
Chia sẻ