Một nửa trẻ em dùng tamiflu bị tai biến

,
Chia sẻ

Có một nghịch lý là hiện nay, tamiflu là thuốc đặc trị phổ biến nhất trong điều trị cúm A/H1N1 dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng một nửa trẻ em dùng tamiflu bị tai biến.

Đây là kết luận được đưa ra sau 6 tháng xuất hiện dịch cúm A/H1N1. Nhưng có một nghịch lý là hiện nay, tamiflu là thuốc đặc trị phổ biến nhất trong điều trị cúm A/H1N1 dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ (ngoài ra còn Relenza hoặc Zanamivir dự phòng nhưng tamiflu đang được dùng rộng rãi nhất và gần như là duy nhất).

Một nửa trẻ em dùng tamiflu bị tai biến

Theo kết quả của một nghiên cứu từ các tổ chức y tế vừa được công bố, tamiflu không an toàn cho trẻ em (đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi). Trong số 103 trẻ em dùng tamiflu có đến 50% các em bị tai biến.
 
Các bé cần được bảo vệ để tránh cúm một cách tốt nhất. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao, có khả năng gặp nhiều trở ngại trong điều trị cúm bằng tamiflu (Ảnh minh hoạ: Examiner).

Các triệu chứng tai biến phổ biến ở trẻ nhỏ khi dùng tamiflu là buồn nôn (chiếm 1/3 số trẻ được điều tra), trẻ bị đau thắt dạ dày (chiếm 1/5 số trẻ được điều tra) và có 12% trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, các bé có thể mắc chứng hoan tưởng, tăng ảo giác.

Đặc biệt nghiêm trọng là có đến 1/5 số trẻ được điều tra có biểu hiện rối loạn tâm thần từ nhẹ đến nặng (có hành vi bất thường hoặc lẫn lộn các khái niệm với nhau, …).

Tại nước Mỹ, Hiệp hội dược thực phẩm đã thông báo có 1.800 trẻ em sử dụng tamiflu có biểu hiện bất thường về hành vi. Còn tại Nhật Bản, ngành y tế đã được thông báo ngừng sử dụng tamiflu cho trẻ em vì tai biến nặng.

Hiện nay, ngoài tamiflu, chưa có thuốc đặc trị virus cúm nào có các khiếm khuyết ít hơn. Do đó, loại thuốc này vẫn “thống trị” trong điều trị cúm A/H1N1 cho mọi đối tượng.

Vừa ảnh hưởng không tốt, vừa lãng phí

Với trẻ em, tamiflu không chỉ có ảnh hưởng không tốt mà còn lãng phí nếu dùng trên trẻ em. Tại Việt Nam hiện nay, chưa có nhận định nào về những tác dụng của tamiflu lên trẻ nhỏ (vì đối tượng này nhiễm cúm chưa nhiều).

Ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cho biết: “Hiện nay, tamiflu được đóng dưới dạng viên nén 75mg. Nếu trẻ nhỏ dùng còn phải phụ thuộc trọng lượng của trẻ, không cho uống liều lượng như người lớn được”.
 
Các bé cần được bảo vệ để tránh cúm một cách tốt nhất. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao, có khả năng gặp nhiều trở ngại trong điều trị cúm bằng tamiflu (Ảnh minh hoạ: Examiner).

Ông Kính lấy ví dụ: Trẻ 15kg sẽ dùng 30mg/lần. Như vậy, cả ngày cháu bé chỉ dùng chưa hết 1 viên tamiflu. Các bác sỹ phải bẻ đôi hoặc bẻ làm tư để cho các cháu uống (cháu nhỏ hơn uống ¼ viên một lần).

Đối tượng này phải cho uống theo cách: Nghiền nát thuốc và pha với nước. Tuy nhiên, tamiflu khó tan hết trong nước, phần lớn thuốc đọng xuống phía dưới đáy cốc và trẻ em thông thường uống hớt phần nước ở trên, do đó, khó có thể đủ liều, dẫn tới những kết quả không như mong đợi trong và sau điều trị.

Ông Kính nhấn mạnh: “Trẻ nhỏ có thể dung tamiflu dạng sirô hoặc Zanamivir dạng hít, có thể tốt hơn khi dùng cho các cháu. Dạng sirô càng tốt cho các cháu càng nhỏ tuổi”.

Trước tình hình này, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: “Cục Quản lý Dược đã có phương án nhập khẩu tamiflu dạng sirô hoặc Zanamivir dạng hít để phù hợp với trẻ em cần điều trị khi nhiễm cúm”.

Cha mẹ không nên quá lo lắng

Trong tình hình dịch cúm A/H1N1 lan rộng và nhanh như hiện nay, không ít các bậc phụ huynh lo lắng vì có thể con mình không mắc bệnh nhưng bạn bè xung quanh có bệnh có thể khiến các cháu bị lây. Nếu cho các con nghỉ học, việc học tập sẽ bị ảnh hưởng, nhiều gia đình không có chỗ gửi khiến đảo lộn công việc, cuộc sống.

Cộng thêm với những thông tin cho thấy tamiflu không an toàn cho trẻ nhưng vẫn buộc phải sử dụng vì đây là loại thuốc tối ưu ở thời điểm này, sự lo lắng lại càng tăng lên.

Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết: “Dịch bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngành y tế, các ca nhiễm cúm (kể cả các cháu nhỏ) vẫn được điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Cha mẹ không nên quá lo lắng”.

Ngọc Anh

Chia sẻ