Một người đàn ông tử vong do sốc nhiệt, bác sĩ chỉ ra 4 bước sơ cứu và 7 phương pháp phòng tránh sốc nhiệt
Gần đây, nhiệt độ đã tăng vọt trên toàn quốc, cụm từ "chết do nóng" đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người. Đây thực sự không phải là nói đùa, sốc nhiệt có thể gây ra cái chết. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.
Ông Chu Khôn Minh ở Thuận Đức, Phật Sơn, Quảng Đông (TQ) đột nhiên qua đời. Nguyên nhân chính là ông Chu bị say nắng khi đang cùng nhân viên dọn dẹp nơi làm việc.
Ông Vương nhân viên của ông Chu cho biết: Khi đang sắp xếp đồ đạc tại văn phòng, ông Chu đột nhiên bị đau đầu, mặt trắng bệch, thân nhiệt cao, và rơi vào hôn mê. Sau đó, ông được đưa đi cấp cứu, ngày hôm sau ông đã qua đời. Bác sĩ cho biết ông bị đột quỵ do nhiệt.
Sốc nhiệt là hậu quả của việc tập luyện hoặc làm việc ở môi trường nhiệt độ không khí cao. Trẻ nhỏ, người cao tuổi, người béo phì có nguy cơ bị sốc nhiệt cao. Một số những yếu tố khác như mất nước, sử dụng rượu bia, bệnh tim mạch…
Sốc nhiệt là hậu quả của việc tập luyện hoặc làm việc ở môi trường nhiệt độ không khí cao.
Hiện tượng sốc nhiệt, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng trên 40 độ C, sẽ xuất hiện tình trạng nói mê, buồn ngủ và hôn mê sâu, da khô nóng, sắc mặt đỏ bừng hoặc triệu chứng nhợt nhạt, và bắt đầu đổ mồ hôi, mồ hôi lạnh, và sau đó không có mồ hôi, nhịp tim nhanh, và sốc.
Lý do tại sao say nắng là nguy hiểm tới tính mạng, là vì các cơ quan trong cơ thể người cần ở một nhiệt độ hợp lý mới có thể hoạt động bình thường. Điều này có liên quan đến hoạt động sinh học của các loại enzym và sự trao đổi chất trong cơ thể. Một cơ quan bị tổn thương, lúc này sẽ dẫn đến chức năng của nhiều các cơ quan khác bị suy kiệt, tỉ lệ tử vong là rất cao.
Sơ cứu khi bệnh nhân bị say nắng
Khi bạn làm việc ngoài trời ở nhiệt độ cao, nếu bạn thấy đồng nghiệp của mình có các triệu chứng của đột quỵ do nhiệt, bạn có thể làm theo các bước dưới đây:
Khi bi sốc nhiệt hãy biết hạ nhiệt đúng cách.
1. Di chuyển người bệnh đến nơi có nhiệt độ thấp, cởi bớt quần áo. Quạt để thúc đẩy mồ hôi và bốc hơi, có thể đặt túi chườm đá ở nách và bẹn.
2. Nếu người bệnh còn tỉnh táo có thể cho uống nước mát hoặc nước chanh muối. Không được uống đồ uống có tính cồn hoặc cafein.
3. Nếu bệnh nhân bị hôn mê không được ép uống nước, để tránh gây tắc nghẽn đường thở hoặc ói mửa.
4. Một khi bệnh nhân có biểu hiện ý thức bị cản trở, khó thở da khô nóng, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh trên 40 ° C, và các triệu chứng tiêu biểu của sốc nhiệt như: buồn ngủ, hôn mê, hoặc bệnh nhân xuất hiện hiện tượng tim ngừng đập, cần lập tức khôi phục tim phổi, liên hệ cấp cứu để chuyển đến bệnh viện điều trị lọc máu, và được cấp cứu trong thời gian tốt nhất.
Thông thường trong vòng 2 tiếng phải làm giảm nhiệt độ cơ thể của người bệnh từ trên 40 độ xuống dưới 38,5 độ C.
Hãy ghi nhớ 7 phương pháp để tránh xa say nắng
Khi nhiệt độ tiếp tục tăng, hoạt động ngoài trời với cường độ cao có xu hướng đổ mồ hôi rất nhiều, bạn phải bổ sung nước và muối khoáng một cách kịp thời.
1. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao
Vào mùa hè nóng bức, nhiệt độ không khí sẽ đạt đến cực điểm, rất nhiều nơi vượt quá 40 độ C, cố gắng tránh thời gian nóng nhất trong ngày (10h-15h), giảm các hoạt động ngoài trời hoặc tập thế dục. Ra ngoài nên chọn áo dài tay, quần dài, đội mũ, quần áo rộng sáng màu, đặc biệt trước khi đi nên xoa một chút dầu mát lên vùng thái dương.
2. Khi làm việc ngoài trời nên uống nước nhiều lần với số lượng ít
Khi nhiệt độ tiếp tục tăng, hoạt động ngoài trời với cường độ cao có xu hướng đổ mồ hôi rất nhiều, bạn phải bổ sung nước và muối khoáng một cách kịp thời, uống từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần, không được đợi đến khi khát mới uống nước. Hãy mang theo nước bên mình, có thể là nước lọc hoặc nước chanh muối, tốt nhất cứ 15 phút uóng một lần, mỗi lần khoảng 400ml.
3. Ngủ đủ giấc trước khi làm việc
Vào mùa hè, sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra rất mạnh và dễ gây mệt mỏi. Nhiều công việc buổi tối phải trực ca, vì vậy nhất định phải đảm bảo giấc ngủ đầy đủ (7 tiếng/ngày). Khi ngủ không nằm trực tiếp dưới cửa thoát gió của điều hòa hoặc quạt điện, để tránh mắc bệnh từ điều hòa và cảm nhiệt. Mỗi ngày, ngủ trưa khoảng nửa tiếng, để não và các hệ thống trong cơ thể được thư giãn, giúp tinh thần tốt và có sức mạnh thể chất để chống lại cái nóng.
4. Thời gian nghỉ giữa giờ hoặc kết thúc công việc ngoài trời phải nhanh chóng hạ nhiệt
Khi bạn nghỉ ngơi giữa giờ hoặc kết thúc công việc ngoài trời, bạn phải lập tức đi vào bóng râm hoặc dưới gốc cây, ngay lập tức tháo dây đai và cởi bớt áo, tránh nói to, khoảng cách của mọi người được giữ trên 50cm, tốt nhất là ngồi hoặc đứng một mình để nhiệt tiêu tan nhanh chóng.
Hạ nhiệt cơ thể sau khi sau khi làm việc ngoài trời sẽ giúp bạn tránh sốc nhiệt.
5. Sắp xếp thời gian làm việc học tập khoa học
Tránh làm việc ngoài trời trong thời gian nóng nhất trong ngày (12h -15h), nếu bạn phải làm việc hoặc vận động ở nhiệt độ cao, làm việc nửa tiếng thì phải nghỉ ngơi một lần. Mỗi lần làm việc không quá 1,5 tiếng.
6. Tìm một nơi mát mẻ để hạ nhiệt
Thời tiết quá nóng, bạn nên tìm một nơi mát mẻ để hạ nhiệt, điều này giúp hồi phục cơ thể. Nếu trong nhà hoặc nơi cư trú không có điều hòa, bạn cũng có thể chọn đi đến những nơi công cộng như trung tâm mua sắm và rạp chiếu phim để tận hưởng sự mát mẻ. Khi ngủ vào buổi tối, hãy cảnh giác với nhiệt độ cao trong nhà, điều chỉnh nhiệt độ trong nhà một cách hợp lý, và đảm bảo phòng được thông gió.
7. Chế độ ăn nhiều thực phẩm thanh đạm
Trong chế độ ăn uống, bạn nên chọn chế độ ăn thanh đạm có vị đắng, chẳng hạn như dưa hấu, xà lách, dưa chuột, cà chua và các loại thực phẩm khác có hàm lượng nước cao, có thể được sử dụng để bổ sung nước. Ăn ít thức ăn mặn, cay và các chất kích thích.
(Nguồn: Tổng hợp dịch từ Sohu)