Một ngày của người thành công khác người thường ra sao?
Những bài viết về kỹ năng, thói quen của người thành công tràn ngập khắp nơi. Thậm chí có đôi lúc chúng mâu thuẫn với nhau. Thứ mà bạn cần chính là một hệ thống.
Sau khi tổng hợp tất cả ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu, Business Insider đưa ra một lịch trình một ngày mà phần lớn người thành công đều tuân theo.
1. ‘Nghi lễ’ chào buổi sáng
Phần lớn những người thành công đều có chung một ‘nghi lễ’ buổi sáng. Chuyên gia quản lý thời gian Laura Vanderkam từng nghiên cứu hàng loạt thời gian biểu của những người thành đạt cho thấy điều đầu tiên trong ngày họ thực hiện là dậy sớm. Bạn cần phải dậy trước khi guồng quay cuộc sống bắt đầu chạy, trước khi những mệnh lệnh được đặt ra với bạn, trước khi các mục tiêu trong ngày của bạn phải hoàn thành.
Nếu bạn muốn đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bạn cần nhận ra điều gì là quan trọng và tập trung vào nó. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc có những mục tiêu rõ ràng khiến bạn hạnh phúc hơn đồng thời gia tăng đáng kể sự tự tin và cảm giác kiểm soát.
Trong cuốn sách The 100 Simple Secrets of Successful People cho rằng:
Những người xây dựng ra các mục tiêu cụ thể có cảm giác tự tin cao hơn 50% về việc sẽ đạt được những điều này và khả năng cảm giác kiểm soát cuộc sống cao hơn 32%.
Phần thứ 2 trong nghi lễ buổi sáng là kiểm soát tâm trạng. Việc kiểm soát cảm xúc này là thứ sản xuất ra sự kiên trì, can đảm và khiến con người tồn tại.
Một nghiên cứu so sánh những sinh viên có khả năng tương đồng về việc duy trì sức mạnh tinh thần trong công việc học tập và từ bỏ kiểm soát cảm xúc. Kết quả cho thấy những người kiểm soát tâm trạng tốt nhận điểm số trong toàn bộ quá trình học cao hơn.
Nhiều người đến văn phòng và ngay lập tức trở nên bận rộn với hàng tá email, hội họp và bỏ quên công việc thực sự đến cuối ngày. Đây là một sai lầm phổ biến. Các nhiên cứu chỉ ra rằng 2,5-4 tiếng sau khi thức giác là thời điểm não bộ của bạn tỏa sáng nhất. Ngoài ra sự tỉnh táo, ghi nhớ và khả năng để suy nghĩ rõ ràng, học hỏi có tác động thay đối từ 15-30% kết quả mỗi ngày. Bạn có muốn lãng phí thời gian này vào một cuộc hội thảo hay gặp mặt nhân viên?
Theo chuyên gia tâm lý Roy Baumeister, sáng sớm cũng là lúc bạn nghiêm túc nhất trong ngày: Càng xa thời điểm thức giấc, càng nhiều vấn đề tự kiểm soát xảy ra. Phần lớn mọi thứ trở nên tệ đi khi vào buổi tối. Các bữa ăn kiêng thường bị phá vỡ bởi một gói snack ăn vào buổi tối chứ không phải vào đầu hay giữa buổi sáng.
3. Khởi động lại khi tinh thần đi xuống
Tất cả mọi người đều cảm thấy tinh thần làm việc đi xuống vào buổi chiều. Điều này thường xuất phát từ nhịp sinh học tự nhiên của chúng ta. Bạn cần làm gì khi tinh thần đang đi xuống?
Đầu tiên, hãy nghỉ ngơi. Ăn một thứ gì đó hay chợp mắt nhanh nếu bạn có thể. Thứ bạn cần tiếp là phiên bản mini của nghi lễ buổi sáng. Hãy xem xét lại những mục tiêu của bạn và tiến bộ công việc vào buổi sáng. Nghiên cứu của đại học Harvard chỉ ra rằng không có gì thúc đẩy tốt hơn là cảm giác hài lòng với kết quả làm việc tiến triển.
Trong cuốn sách The 100 Simple Secrets of Successful People cũng cho biết, so sánh những người có xu hướng dễ dàng từ bỏ với người dám đương đầu, thậm chí là khó khăn thách thức, các nhà nghiên cứu tìm ra rằng những người kiên định sử dụng gấp 2 lần thời gian để suy nghĩ, không phải về điều họ phải làm mà về điều họ đã thực hiện được.
4. Gặp gỡ, họp hành để vào buổi chiều
Khi năng lượng tràn đầy đó là lúc bạn tập trung vào việc sáng tạo, thách thức công việc. Khi năng lượng xuống thấp, hãy làm những công việc bận rộn.
Cuốn sách How to fail at almost everything and still win big cho rằng:
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để tối đa hóa hiệu quả của bạn là làm sao để ăn khớp giữa trạng thái tinh thần của bạn với nhiệm vụ công việc. Ví dụ: Lúc 6h sáng, tôi là một nhà sáng tạo và lúc 2h chiều tôi lại là một người bắt chước.
Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng buổi chiều là thời gian thích hợp nhất cho các cuộc họp, đặc biệt là lúc 3h.
Bạn có cần năng lượng để vượt qua mớ công việc nhàm chán mà không thể tập hợp được sức mạnh ý chí? Đây là lúc sự mất tập trung có lợi cho bạn. Khi những nhiệm vụ trở nên buồn bẻ và bạn không cảm thấy hấp dẫn, việc gặp gỡ hay nói chuyện với những người bạn có thể giúp bạn thực hiện chúng hiệu quả hơn thậm chí là họ không làm điều gì cho bạn cả.
Những người thành công thường làm việc nhiều giờ trong một ngày và tất cả họ thường dành thời gian buổi tối để nạp lại năng lượng.
Theo chuyên gia Tim Ferriss, trước bữa tối bạn nên viết ra những mục tiêu lớn cho ngày mai. Điều này sẽ khiến đầu óc bạn thảnh thơi với công việc và cho phép bạn nghỉ ngơi.
Tuy nhiên chúng ta thường chọn những cách giảm căng thẳng mà ít có hiệu quả nhất. Bạn nên gặp gỡ bạn bè, thực hiện những sở thích có tính chủ động thay vì những thứ bị động như xem TV, ăn uống,…
Theo Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, những cách giảm căng thẳng hiệu quả nhất là chơi thể thao, cầu nguyện hay tham gia và những hoạt động tôn giáo, đọc sách, nghe nhạc, dành thời gian bên bạn bè hay gia đình, đi dạo, tập yoga và những thú vui sáng tạo. Những cách kém hiệu quả nhất là đánh bạc, mua sắm, hút thuốc, uống rượu, ăn uống, chơi video games, lang thang trên Internet, xem TV hay phim trên 2 tiếng.
Cuối cùng, hãy đi ngủ. Các nghiên cứu về bộ não chỉ ra rằng tác hại đầu tiên của việc mất ngủ ảnh hưởng lớn trí não, suy nghĩ sau đó là tổn hại đến khả năng chú ý, chức năng điều hành, khả năng ghi nhớ đột xuất, kiểm soát tâm trạng, khả năng tính toán, suy nghĩ logic.
Tuy nhiên không phải ai cũng giống nhau, lịch trình làm việc này chỉ là kết quả dựa trên những nghiên cứu và điều quan trọng nhất là cần hiểu rõ đâu là thời gian tốt nhất của bạn từ đó điều chỉnh phù hợp với mình.