Một loại quả được mệnh danh là "vua bổ thận": Có thể ăn sống nhưng thực tế càng nấu chín càng bổ dưỡng
Loại quả mọng nước này đang vào mùa, giá thành phải chăng và rất dễ mua.
Quả lê có giá trị dinh dưỡng cao và được mệnh danh là "vua dưỡng thận". Hàm lượng chất xơ trong lê hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa hiệu quả hơn và ngăn ngừa các mối đe dọa đối với thận. Quả lê cũng cung cấp nhiều vitamin C, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp thanh lọc dạ dày và đào thải độc tố.
Hàm lượng kali và natri thấp trong lê không gây áp lực lên thận, giúp thận hoạt động ổn định. Ngoài ra, lê còn tăng cường hệ miễn dịch, có lợi cho sức khỏe tim mạch nhờ chất xơ và kali. Lê cũng hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, giảm cân và chống viêm, tốt cho xương và sức khỏe bà bầu do chứa axit folic.
Phần lớn mọi người thường thưởng thức lê như một loại quả thông thường. Tuy nhiên lê được nấu chín cấu trúc tế bào của chúng bắt đầu phân hủy, làm cho dưỡng chất dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Quá trình nấu cũng giúp phá vỡ chất xơ thô, làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ các dưỡng chất. Một số vitamin và khoáng chất trong lê có thể trở nên dễ tiếp cận hơn sau khi nấu.
Nếu bạn vẫn chưa biết nấu lê như thế nào thì có thể tham khảo 3 công thức được gợi ý ở dưới đây.
Sườn heo hầm lê
Chuẩn bị nguyên liệu: sườn heo, khoai tây, quả lê, hành tây, gừng, tỏi, nước tương, rượu nấu ăn và các loại gia vị cơ bản
1. Rửa sạch sườn heo dưới vòi nước chảy rồi chần sơ để loại bỏ bụi bẩn.
2. Bào nhuyễn tỏi, gừng, hành tây và lê rồi cho vào sườn (chưa cho nước vào, nước trong nồi là nước ép hành tây và nước ép lê)
3. Sau đó lần lượt cho nước tương, rượu nấu ăn và dầu mè vào, trộn đều rồi ướp trong tủ lạnh ít nhất một giờ, tốt nhất là qua đêm. Sau khi ướp, cho 2-3 chén nước vào nấu khoảng 30-40 phút.
4. Trong khi nấu, gọt vỏ khoai tây và cắt thành khối. Sau khi sườn chín ít nhất 30 phút thì cho khoai tây vào đun thêm 20 phút nữa thì tắt bếp và đun nhỏ lửa trong 20-30 phút. Dùng lửa nhỏ sau khi nấu để khoai tây giữ được hình dạng.
5. Món ăn này không chỉ ngon khi ăn cùng sườn và khoai tây mà còn rất hợp để ăn với cơm. Món súp có vị ngọt từ lê và hành tây, sườn mềm, vị thanh mát vì không sử dụng quá nhiều dầu mỡ.
Canh gà lê
Chuẩn bị nguyên liệu: gà, lê, táo đỏ, kỷ tử, gừng, gia vị…
1. Gừng già rửa sạch và thái lát.
2. Chần gà và rửa sạch và để riêng
3. Gọt vỏ và cắt lê thành khối vuông.
4. Lấy một nồi lớn, cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước vào, nêm nếm vừa ăn rồi đun nhỏ lửa. Sau khoảng 30 phút, bạn có thể tắt bếp và thưởng thức món ăn.
Chè lê nấm tuyết
Chuẩn bị nguyên liệu: nấm tuyết, quả lê, bột hạnh nhân, kỷ tử, táo đỏ, gừng, cam thảo, đường phèn.
1. Nấm tuyết rửa sạch, bỏ cuống, ngâm nước cho mềm, vớt ra để ráo nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Rửa sạch kỷ tử, táo đỏ, gừng, cam thảo rồi cho cùng nấm tuyết vào nồi nấu khoảng 15 phút.
2. Rửa sạch và cắt lê thành khối vuông, cho vào nồi nấm trắng và nấu chung.
3. Thêm một ít nước lạnh vào bột hạnh nhân và đảo kỹ. Đổ bột hạnh nhân đã chuẩn bị vào nồi, nấu khoảng 15 phút, thêm đường phèn cho vừa miệng.
Đây là món canh bổ dưỡng, bổ phổi rất tốt cho người bị ho hoặc gặp các vấn đề về đường hô hấp.
Khi nấu lê, bạn cần lưu ý một số điểm sau.
1. Chọn lê: Chọn những quả lê chắc, không hỏng và đã chín để có hương vị ngọt ngào nhất khi nấu chín.
2. Rửa sạch: Rửa kỹ lê dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn và các chất bảo quản có thể có.
3. Nhiệt độ: Nấu lê ở nhiệt độ vừa phải để giữ lại hương vị và dưỡng chất tốt nhất.
4. Bảo quản: Nếu bạn nấu lê để dùng sau, hãy để nguội hoàn toàn và bảo quản trong tủ lạnh trong hộp kín để giữ được độ tươi ngon và hạn chế vi khuẩn phát triển.
Tổng hợp