Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như “bảo tàng sống”: Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật

Kim Linh,
Chia sẻ

Công trình này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới Hội An.

Nhà Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học là ngôi nhà cổ còn tồn tại lâu đời nhất ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1741 bởi một thương nhân gốc Hoa tên Lê Công, rộng khoảng 500m2, được ví như “bảo tàng sống” bởi giá trị lịch sử cũng như dấu ấn về kiến trúc.

Mặt trước hướng ra đường Nguyễn Thái Học sầm uất, mặt sau thông ra sông Hoài, tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa. Đây là nơi gia đình họ Lê đã sinh sống qua 7 thế hệ. Tên "Tấn Ký" được đặt bởi hậu duệ của Lê Công với mong muốn kinh doanh phát đạt. Từ một cơ ngơi buôn bán, ngôi nhà trở thành biểu tượng cho sự thịnh vượng của một dòng tộc.

Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như “bảo tàng sống”: Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật - Ảnh 1.

Mặt tiền của nhà cổ Tấn Ký Hội An

Nhà cổ Tấn Ký gồm 2 tầng và 3 gian, mang đậm nét kiến trúc giao thoa giữa 3 nền văn hóa Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa. Mỗi chi tiết trong ngôi nhà đều phản ánh đặc trưng của từng nền văn hóa, tạo nên một tổng thể hài hòa. Nhà được thiết kế hình ống với các gian phòng liên thông, phù hợp cho việc sinh hoạt và buôn bán của các thế hệ gia đình họ Lê.

Nhà cổ Tấn Ký được xây dựng bởi những nghệ nhân làng mộc Kim Bồng, nổi tiếng với tay nghề cao. Phong cách kiến trúc Việt Nam được thể hiện rõ nét qua mái ngói âm dương, nhà 3 gian cùng những cột, kèo chạm khắc tinh xảo. Các họa tiết được chạm trổ như đầu cá đuôi rồng, quả lựu, trái bí đỏ, và con dơi không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn ẩn chứa ý nghĩa phong thủy, thể hiện mong ước về sự sung túc và bình an.

Khu vực phòng khách được xây dựng dựa trên thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Giữa các gian phòng được ngăn cách rõ ràng, không có cửa sổ nhưng giếng trời được bố trí giữa nhà, tạo điều kiện tối ưu cho ánh sáng tự nhiên và không khí lưu thông, giúp không gian bên trong thoáng mát quanh năm.

Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như “bảo tàng sống”: Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật - Ảnh 2.

Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như “bảo tàng sống”: Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật - Ảnh 3.

Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như “bảo tàng sống”: Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật - Ảnh 4.

Bên trong nhà cổ Tấn Ký

Chất liệu xây dựng chủ yếu là gỗ quý như gỗ lim làm kèo và sườn, gỗ mít cho các cánh cửa, và gỗ kiền kiền cho nội thất. Đá trang trí được vận chuyển từ Thanh Hóa, gạch lát nền Bát Tràng làm tăng thêm độ bền và tính thẩm mỹ. Một đặc điểm độc đáo của ngôi nhà là tất cả các kết cấu gỗ đều được nối với nhau bằng kỹ thuật ghép mộng - ghép giữa một thanh gỗ lồi (mộng) và một thanh gỗ lõm (lỗ mộng), không sử dụng đinh mà vẫn đảm bảo độ vững chắc lâu dài.

Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như “bảo tàng sống”: Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật - Ảnh 5.

Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như “bảo tàng sống”: Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật - Ảnh 6.

Khu vực giếng trời

Bên trong nhà cổ Tấn Ký còn lưu giữ hàng trăm cổ vật vô giá như bình điếu bát, bình rượu, ấm trà độc ẩm, bình Tỳ bà, bình gốm Chu Đậu... có tuổi đời hàng thế kỷ. 

Tiêu biểu trong đó là chiếc chén Khổng Tử có niên đại 550 – 600 năm. Chiếc chén này mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về việc tiết chế và giữ gìn sự cân bằng trong cuộc sống: khi rót nước từ ngoài vào phải rót từ từ, khi gần đầy phải ngừng lại nếu không nước sẽ tự chảy ra ngoài. Bên cạnh đó là các bộ liễn đối, hoành phi với ý nghĩa khuyến học, khuyến thiện, góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa của ngôi nhà.

Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như “bảo tàng sống”: Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật - Ảnh 7.

Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như “bảo tàng sống”: Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật - Ảnh 8.

Khu vực trưng bày cổ vật bên trong nhà


Vào năm 1990, nhà cổ Tấn Ký vinh dự được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, đồng thời được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Trải qua gần 300 năm, dù nhiều lần đối mặt với thiên tai, đỉnh điểm là trận lũ lớn năm 1964 khiến nước ngập toàn bộ tầng trệt. Dù vậy, nhà cổ Tấn Ký vẫn trường tồn theo thời gian, thể hiện sức mạnh và ý chí vượt khó của con người Hội An.

Một công trình ở Việt Nam tuổi đời gần 300 năm được ví như “bảo tàng sống”: Xây dựng không dùng đến đinh, chạm tay nơi nào cũng là cổ vật - Ảnh 9.

Hiện nay, gia chủ vẫn sinh hoạt tại tầng trên của ngôi nhà, còn tầng trệt được dành cho khách tham quan. Sự hài hòa giữa đời sống thực tế và việc bảo tồn di sản khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn, giúp du khách hiểu rõ hơn về đời sống của người dân phố Hội qua nhiều thế hệ.

Ảnh: Tổng hợp Traveloka, iViVu, Hiệp hội Du lịch Quảng Nam

Chia sẻ