Mộng du... giết người
Brian Thomas, 59 tuổi bị bắt vì tội giết vợ trong tình trạng mộng du. Câu chuyện không những đã gây ra những tranh cãi ở góc độ pháp lý mà về y học cũng có nhiều điều luận bàn.
Theo dự kiến, ngày 25.11, phiên toà tại Anh xét xử một vụ án giết người khá ly kỳ trên.
Theo thông tin ban đầu, hai vợ chồng Thomas đã dừng lại nghỉ qua đêm ở một trạm đỗ xe tại tây Wales vào tháng 7.2008. Tuy nhiên họ không được ngủ ngon do một số thanh niên tụ tập xe quanh đó, rồ máy và đua xe tạo nên những tiếng rú đinh tai nhức óc. Vì vậy, Thomas đã quyết định lái xe tới một điểm đỗ xe khác. Vào lúc 3 giờ 49 sáng ngày hôm sau, ông đã gọi cho cảnh sát và cho biết mình đã lỡ tay giết vợ. Theo lời khai của Thomas, ông đã mơ thấy đánh nhau với những “cậu bé đua xe” và trong giấc mơ đó ông nghĩ mình đã bóp cổ được một người trong số đó. Nhưng khi tỉnh dậy, ông bàng hoàng nhận ra người bị bóp cổ đó chính là người vợ Christine của mình.
Brian Thomas và vợ Christine.
Đi trong khi ngủ
Đây là vụ án đã làm xôn xao dư luận ở Anh bởi tính chất khác thường khi người gây tội thừa nhận giết vợ trong tình trạng đang mộng du và hoàn toàn không có ý thức được về hành động rồ dại này. Nhiều chuyên gia pháp lý đã nhận định vụ ngộ sát này có thể sẽ dẫn đến một phán quyết của toà án: “Người chồng không có tội giết vợ mình với lý do bị bệnh”. Vào lúc này, phán quyết chưa có vì phiên toà xét xử Thomas vẫn chưa diễn ra. Tuy nhiên đứng ở góc độ y học, cũng có nhiều tranh luận xung quanh việc xác định mộng du có phải là một loại bệnh đặc biệt, để dựa vào đó toà án có thể miễn trừ hình phạt cho những người đã gây tội ác trong tình trạng bị mộng du?
Ở ta, mộng du còn được gọi là miên hành. Tiếng nước ngoài thông dụng là “sleepwalking” (tức đi trong khi ngủ) để chỉ trạng thái đặc biệt này. Mộng du được định nghĩa là một loại rối loạn giấc ngủ xảy ra khi người bệnh đi hoặc làm một hành động nào đó trong khi đang ngủ. Người mộng du hoàn toàn không hay biết mình đã làm gì khi đang mộng du hoặc không thể nhớ lại khi tỉnh dậy. Vì vậy, chỉ phát hiện mộng du nhờ người khác chứng kiến kể lại. Mộng du có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng dễ xảy ra ở trẻ con hơn người lớn. Tuổi dễ bị mộng du nhất là từ 4 – 8 tuổi. Yếu tố thúc đẩy xảy ra mộng du ở trẻ thường không rõ, nhưng ở người lớn có khá nhiều yếu tố. Yếu tố thường hay gặp là người bị stress nặng, hay lo âu, mất ngủ, hoặc nặng hơn là rối loạn tâm thần. Rượu và dược phẩm cũng được xem là các yếu tố liên quan. Một thuốc an thần gây ngủ mới là Zopidem (Ambien) được xem tốt hơn các thuốc an thần gây ngủ cổ điển (như diazepam) nhưng được ghi nhận có liên quan đến mộng du, thậm chí mộng du với hành động phức tạp như lái xe, ăn uống, làm tình.
Người thoát tội, kẻ vào tù
Về triệu chứng, người mộng du có thể làm bất cứ việc gì tưởng chừng như họ thức nhưng thật ra họ đang ngủ. Không chỉ đi bộ bình thường mà người mộng du có thể làm các cử chỉ phức tạp. Vào tháng 12.2008 đã có báo cáo một phụ nữ khi mộng du đã gửi nhiều email cho nhiều người, trong đó có email gửi người bạn mời dự bữa ăn tối. Hành động ghê gớm nhất của người mộng du là giết người. Người mộng du khi mộng du sẽ mở mắt chứ không nhắm mắt như lời đồn đại, nhưng cái nhìn của họ vô hồn. Họ có thể trả lời các câu hỏi nhưng nói chậm và nội dung rất đơn giản hoặc vô nghĩa. Thời gian mộng du có thể ngắn trong vài phút nhưng cũng có thể kéo dài đến 30 phút hoặc lâu hơn. Nếu không bị quấy rầy, người mộng du sẽ trở về chỗ cũ hoặc nơi nào khác để ngủ trở lại. Việc đánh thức người đang mộng du không hề gây hại cho họ, họ chỉ ngơ ngác một chút hoặc nổi giận khi bị đánh thức tỉnh giấc. Trong khi mộng du, người mộng du có thể bị tai nạn như leo cao, mất thăng bằng và té ngã, chứ không như lời đồn đại là người mộng du khi đang miên hành như thế là không bao giờ té ngã.
Mộng du là bệnh lý có thể giúp người ngay thoát tội nhưng cũng có thể là cái cớ để cho kẻ ác che lấp tội ác tày trời. Đã xảy ra một số trường hợp mộng du giết người. Có một số được trắng án nhưng cũng có trường hợp mộng du không đủ chứng cứ để giúp kẻ giết người thoát tội. Vào năm 1846, Albert Tirrell ở Massachusetts (Mỹ) đã được toà tha tội giết người vì chứng tỏ gây tội trong khi mộng du. Năm 1987, Kenneth Parks ở Ontario (Canada) đã bị toà kết tội giết người dù có bằng chứng ông ta gây tội ác khi đang mộng du. Ông ta cũng không được thụ án tù ở bệnh viện tâm thần mà phải ở nhà tù bình thường vì ở Canada, mộng du không được thừa nhận là rối loạn tâm thần. Năm 1999, Scott Falater ở Arizona (Mỹ) đã bị kết tội giết vợ. Luật sư đưa ra chứng cứ bị cáo gây tội ác trong khi mộng du nhưng công tố viên chứng minh hành động giết người đó phức tạp ở mức độ người bị mộng du không thể thực hiện được. Trở lại vụ án giết vợ của Thomas, ta chỉ có thể chờ xem toà án sẽ quyết định như thế nào về tội ác của Thomas. Khi đó mới có thể kết luận mộng du trong trường hợp này là một bệnh lý hay cái cớ để chạy tội.
Mong sao trời sẽ luôn “bất dung gian”!
Theo thông tin ban đầu, hai vợ chồng Thomas đã dừng lại nghỉ qua đêm ở một trạm đỗ xe tại tây Wales vào tháng 7.2008. Tuy nhiên họ không được ngủ ngon do một số thanh niên tụ tập xe quanh đó, rồ máy và đua xe tạo nên những tiếng rú đinh tai nhức óc. Vì vậy, Thomas đã quyết định lái xe tới một điểm đỗ xe khác. Vào lúc 3 giờ 49 sáng ngày hôm sau, ông đã gọi cho cảnh sát và cho biết mình đã lỡ tay giết vợ. Theo lời khai của Thomas, ông đã mơ thấy đánh nhau với những “cậu bé đua xe” và trong giấc mơ đó ông nghĩ mình đã bóp cổ được một người trong số đó. Nhưng khi tỉnh dậy, ông bàng hoàng nhận ra người bị bóp cổ đó chính là người vợ Christine của mình.
Brian Thomas và vợ Christine.
Đi trong khi ngủ
Đây là vụ án đã làm xôn xao dư luận ở Anh bởi tính chất khác thường khi người gây tội thừa nhận giết vợ trong tình trạng đang mộng du và hoàn toàn không có ý thức được về hành động rồ dại này. Nhiều chuyên gia pháp lý đã nhận định vụ ngộ sát này có thể sẽ dẫn đến một phán quyết của toà án: “Người chồng không có tội giết vợ mình với lý do bị bệnh”. Vào lúc này, phán quyết chưa có vì phiên toà xét xử Thomas vẫn chưa diễn ra. Tuy nhiên đứng ở góc độ y học, cũng có nhiều tranh luận xung quanh việc xác định mộng du có phải là một loại bệnh đặc biệt, để dựa vào đó toà án có thể miễn trừ hình phạt cho những người đã gây tội ác trong tình trạng bị mộng du?
Ở ta, mộng du còn được gọi là miên hành. Tiếng nước ngoài thông dụng là “sleepwalking” (tức đi trong khi ngủ) để chỉ trạng thái đặc biệt này. Mộng du được định nghĩa là một loại rối loạn giấc ngủ xảy ra khi người bệnh đi hoặc làm một hành động nào đó trong khi đang ngủ. Người mộng du hoàn toàn không hay biết mình đã làm gì khi đang mộng du hoặc không thể nhớ lại khi tỉnh dậy. Vì vậy, chỉ phát hiện mộng du nhờ người khác chứng kiến kể lại. Mộng du có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng dễ xảy ra ở trẻ con hơn người lớn. Tuổi dễ bị mộng du nhất là từ 4 – 8 tuổi. Yếu tố thúc đẩy xảy ra mộng du ở trẻ thường không rõ, nhưng ở người lớn có khá nhiều yếu tố. Yếu tố thường hay gặp là người bị stress nặng, hay lo âu, mất ngủ, hoặc nặng hơn là rối loạn tâm thần. Rượu và dược phẩm cũng được xem là các yếu tố liên quan. Một thuốc an thần gây ngủ mới là Zopidem (Ambien) được xem tốt hơn các thuốc an thần gây ngủ cổ điển (như diazepam) nhưng được ghi nhận có liên quan đến mộng du, thậm chí mộng du với hành động phức tạp như lái xe, ăn uống, làm tình.
Người thoát tội, kẻ vào tù
Về triệu chứng, người mộng du có thể làm bất cứ việc gì tưởng chừng như họ thức nhưng thật ra họ đang ngủ. Không chỉ đi bộ bình thường mà người mộng du có thể làm các cử chỉ phức tạp. Vào tháng 12.2008 đã có báo cáo một phụ nữ khi mộng du đã gửi nhiều email cho nhiều người, trong đó có email gửi người bạn mời dự bữa ăn tối. Hành động ghê gớm nhất của người mộng du là giết người. Người mộng du khi mộng du sẽ mở mắt chứ không nhắm mắt như lời đồn đại, nhưng cái nhìn của họ vô hồn. Họ có thể trả lời các câu hỏi nhưng nói chậm và nội dung rất đơn giản hoặc vô nghĩa. Thời gian mộng du có thể ngắn trong vài phút nhưng cũng có thể kéo dài đến 30 phút hoặc lâu hơn. Nếu không bị quấy rầy, người mộng du sẽ trở về chỗ cũ hoặc nơi nào khác để ngủ trở lại. Việc đánh thức người đang mộng du không hề gây hại cho họ, họ chỉ ngơ ngác một chút hoặc nổi giận khi bị đánh thức tỉnh giấc. Trong khi mộng du, người mộng du có thể bị tai nạn như leo cao, mất thăng bằng và té ngã, chứ không như lời đồn đại là người mộng du khi đang miên hành như thế là không bao giờ té ngã.
Mộng du là bệnh lý có thể giúp người ngay thoát tội nhưng cũng có thể là cái cớ để cho kẻ ác che lấp tội ác tày trời. Đã xảy ra một số trường hợp mộng du giết người. Có một số được trắng án nhưng cũng có trường hợp mộng du không đủ chứng cứ để giúp kẻ giết người thoát tội. Vào năm 1846, Albert Tirrell ở Massachusetts (Mỹ) đã được toà tha tội giết người vì chứng tỏ gây tội trong khi mộng du. Năm 1987, Kenneth Parks ở Ontario (Canada) đã bị toà kết tội giết người dù có bằng chứng ông ta gây tội ác khi đang mộng du. Ông ta cũng không được thụ án tù ở bệnh viện tâm thần mà phải ở nhà tù bình thường vì ở Canada, mộng du không được thừa nhận là rối loạn tâm thần. Năm 1999, Scott Falater ở Arizona (Mỹ) đã bị kết tội giết vợ. Luật sư đưa ra chứng cứ bị cáo gây tội ác trong khi mộng du nhưng công tố viên chứng minh hành động giết người đó phức tạp ở mức độ người bị mộng du không thể thực hiện được. Trở lại vụ án giết vợ của Thomas, ta chỉ có thể chờ xem toà án sẽ quyết định như thế nào về tội ác của Thomas. Khi đó mới có thể kết luận mộng du trong trường hợp này là một bệnh lý hay cái cớ để chạy tội.
Mong sao trời sẽ luôn “bất dung gian”!
Làm gì khi bị mộng du?
Đa số các trường hợp mộng du chỉ là rối loạn nhẹ chứ không quá trầm
trọng. Đối với trẻ em, mộng du thường giảm dần và có thể khỏi khi trẻ
lớn. Đối với người lớn, hậu quả của mộng du là bị chấn thương do va
chạm, té ngã. Vì vậy, người mộng du và người thân của họ cần thực hiện
các biện pháp phòng ngừa tai nạn xảy ra như xếp đặt đồ đạc trong nhà
thế nào để không bị vấp ngã, che chắn để người mộng du không leo cầu
thang, cửa sổ lầu cao. Phần lớn các trường hợp không cần phải chữa trị
đặc biệt nếu thỉnh thoảng mới bị mộng du và không gây nguy hại gì.
Người bị mộng du cần tránh uống rượu, không để cuộc sống gây stress,
phiền muộn. Nếu mộng du quá thường xuyên hoặc có nguy cơ gây hại (như
mộng du lái xe) nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa thần kinh – tâm thần.
Một số thuốc an thần tác dụng ngắn cũng có thể giảm bớt số lần mộng du. |
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức
SGTT
SGTT