Món lẩu không những thơm ngon mà còn được bác sĩ Nhật khuyên ăn mỗi tuần để cải thiện trao đổi chất và trí nhớ

Phạm Trang,
Chia sẻ

Một món lẩu thơm ngon quen thuộc có thể mang đến hiệu quả không ngờ với sức khỏe.

Bác sĩ tiêu hóa người Nhật Kobayashi Akiko cho biết, mọi người có thể ăn lẩu kim chi cho bữa tối trước khi đi ngủ khoảng 3 đến 4 tiếng. Chỉ cần một tuần một lần là có thể giải tỏa căng thẳng hiệu quả, cải thiện chất lượng giấc ngủ và cải thiện trí nhớ.

Cách chế biến món lẩu kim chi cũng khá đơn giản, mọi người có thể mua kim chi bán sẵn trên thị trường. Khi nấu lẩu, hãy cắt nhỏ kim chi rồi cho vào nồi lẩu để cùng nấu. Bạn có thể thêm đậu phụ, hành lá băm, ớt, thịt lợn và các nguyên liệu khác cũng có tác dụng xua tan mệt mỏi, cải thiện hiệu quả chất lượng giấc ngủ và xây dựng cơ thể khỏe mạnh.

Món lẩu không những thơm ngon mà còn được bác sĩ tiêu hóa Nhật khuyên ăn mỗi tuần để cải thiện trao đổi chất và trí nhớ - Ảnh 1.

Kim chi có tác dụng gì?

Kim chi là món ăn kèm phổ biến xuất hiện ở nhiều quốc gia. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra món ăn này có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như tốt cho hệ tiêu hóa, chống lão hóa, dị ứng... nhờ lượng vi khuẩn axit lactic có nguồn gốc thực vật phong phú trong nó.

Bác sĩ Kobayashi Akiko chỉ ra rằng, kim chi không chỉ có tác dụng điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột, chuyển hóa chất dinh dưỡng mà còn giúp tăng cường sức khỏe, nhiệt độ cơ thể vào mùa đông.

1. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Món lẩu không những thơm ngon mà còn được bác sĩ tiêu hóa Nhật khuyên ăn mỗi tuần để cải thiện trao đổi chất và trí nhớ - Ảnh 2.

Kim chi rất giàu GABA - một loại axit γ-amino, sau khi vào ruột sẽ theo mạch máu di chuyển lên não. Ngoài tác dụng ức chế hưng phấn não quá mức, giúp cơ thể thư giãn, chất này còn có tác dụng hạ huyết áp một cách hiệu quả và kích thích các dây thần kinh phó giao cảm để tăng cảm giác buồn ngủ.

Do đó, nếu ăn kim chi vào bữa tối có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả, giúp não "giải độc" triệt để và cải thiện trí nhớ.

2. Giảm mệt mỏi, tốt cho hệ thần kinh

Cùng với đó, sau khi kim chi được lên men, phức hợp vitamin B cũng tăng lên đáng kể. có tác dụng làm giảm mệt mỏi, chống mất trí nhớ và hạ lipid máu. Bác sĩ Nhật Bản Toshio Goto cho biết, hàm lượng vitamin B trong kim chi làm từ bắp cải, dùng chung với capsaicin trong ớt dùng là gia vị có tác dụng tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể và chuyển hóa độc tố, lipid máu dư thừa trong cơ thể.

Ăn kim chi cũng có thể cải thiện loại chứng rối loạn cảm xúc theo mùa bằng cách điều hòa hệ thần kinh tự chủ và loại bỏ mệt mỏi. Bác sĩ Goto cho rằng vi khuẩn axit lactic trong kim chi là "thần dược" giúp con người chống trầm cảm, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ và nâng cao khả năng miễn dịch.

3. Bảo vệ hệ tiêu hóa

Món lẩu không những thơm ngon mà còn được bác sĩ tiêu hóa Nhật khuyên ăn mỗi tuần để cải thiện trao đổi chất và trí nhớ - Ảnh 3.

Vi khuẩn axit lactic có nguồn gốc từ thực vật có thể tồn tại trong đường tiêu hóa và bảo vệ hệ thần kinh khỏi bị hư hại.

Theo thông tin từ bác sĩ người Nhật Koizumi Yukichi, dù là kim chi, natto, dưa cải bắp hay các thực phẩm lên men từ thực vật khác, do nhiệt độ môi trường lên men và giá trị pH thấp nên vi khuẩn axit lactic cần phải cạnh tranh với các vi khuẩn khác nên hầu hết không sợ bị axit dạ dày "ăn mòn" sau khi đi vào ruột. So với các thực phẩm lên men từ động vật như sữa chua và phô mai, chúng có thể đi vào ruột và thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả.

Sau khi vào ruột, những vi khuẩn axit lactic này có thể ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, kích thích nhu động ruột và bài tiết độc tố một cách thuận lợi. Một số loại virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh sẽ không dễ dàng gây hại cho hệ thần kinh phế vị nối với ruột.

Dây thần kinh phế vị là mối liên kết chính giữa não và ruột nên nó cũng trở thành "chìa khóa" để nghiên cứu các bệnh lý thần kinh não khác nhau như chứng mất trí nhớ và bệnh Parkinson. Các chuyên gia nhận thấy chỉ cần ruột không bị viêm và dây thần kinh phế vị ổn định, khỏe mạnh thì khả năng chuyển hóa độc tố của não sẽ tốt hơn.

Chia sẻ