Môn đăng hộ đối thời @
Xưa, câu “môn đăng hộ đối” để cân nhắc chuyện thành gia thất với mong muốn tìm cho con em mình một chỗ cân xứng. Nhưng nay đã khác.
Và, như thế cái cân “môn đăng hộ đối” nghiễm nhiên cũng mất dần ý nghĩa xưa cũ để thay vào đó là những “chuẩn mực” của một thế hệ @.
“Chân dài” phải sánh duyên cùng “đại gia”
Trong chế độ phong kiến, đôi lứa kết duyên, nên vợ nên chồng đâu chỉ vì tình yêu của họ, đâu phải vì “đôi lứa xứng đôi” hay là có sự tương hợp về ý chí hay tình cảm. Cái quan trọng, cái cốt lõi trong hôn nhân và tình yêu thời ấy là phải “môn đăng hộ đối”, tức là hai gia đình thông gia phải có sự ngang nhau về nhà cửa, của cải, và tương đương nhau về địa vị xã hội.
Theo đó, chuyện thành gia thất của các bạn trẻ thường bị giới hạn trong khuôn khổ những chuẩn mực riêng của cha mẹ về tài sản, địa vị, chứ không hề theo lựa chọn riêng của cá nhân.
Song, ngày nay, mọi thứ lại có vẻ như đang hoàn toàn ngược lại, không còn cái thời “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nữa”, mà bây giờ là “con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đấy”. Giới trẻ tự do hơn, có quyền lựa chọn nhiều hơn trong tình yêu và ngay cả trong chuyện thành gia thất. Họ có những chuẩn mực riêng, có những tiêu chuẩn riêng để “chọn”, “lựa” và kết đôi, và nếu thực sự có nhiều điểm tương đồng, thì ấy là sự lựa chọn hoàn hảo.
Mai, một cô gái xinh đẹp và hiện đại, vì thế dù sinh ra ở một vùng quê nghèo khó và lam lũ nhưng cô lại có tư tưởng khá thoáng trong tình yêu. Đối với cô, tình yêu phải có sự cân xứng, như thế mới hòa hợp lâu dài được. Mình đẹp, thì phải có một chỗ tựa nương đàng hoàng, và danh giá một chút, như vậy mới xứng, mới đáng và hợp, mới có thể nâng niu và trân trọng cái đẹp của mình. Con gái có thì, không chọn một người có thể dựa vào được lúc còn son sắt thì hẳn là thiệt thòi lắm.
Vì thế, dù được nhiều người theo đuổi, đàng hoàng, tận tình và chân thành, nhưng Mai đều từ chối để rồi cuối cùng chọn cho mình một người “có của” nhưng đã ngoại tứ tuần. Mặc cho bao lời ong tiếng ve, mặc cho bao lời vào ra của bạn bè, Mai vẫn điềm nhiên và coi đó là một niềm hạnh phúc. Cô bình thản đón nhận mọi thứ của người “tình già”, và coi như đó là một điều hiển nhiên mà cô sẽ và phải được nhận vậy.
Mai, một cô gái xinh đẹp và hiện đại, vì thế dù sinh ra ở một vùng quê nghèo khó và lam lũ nhưng cô lại có tư tưởng khá thoáng trong tình yêu. Đối với cô, tình yêu phải có sự cân xứng, như thế mới hòa hợp lâu dài được. Mình đẹp, thì phải có một chỗ tựa nương đàng hoàng, và danh giá một chút, như vậy mới xứng, mới đáng và hợp, mới có thể nâng niu và trân trọng cái đẹp của mình. Con gái có thì, không chọn một người có thể dựa vào được lúc còn son sắt thì hẳn là thiệt thòi lắm.
Vì thế, dù được nhiều người theo đuổi, đàng hoàng, tận tình và chân thành, nhưng Mai đều từ chối để rồi cuối cùng chọn cho mình một người “có của” nhưng đã ngoại tứ tuần. Mặc cho bao lời ong tiếng ve, mặc cho bao lời vào ra của bạn bè, Mai vẫn điềm nhiên và coi đó là một niềm hạnh phúc. Cô bình thản đón nhận mọi thứ của người “tình già”, và coi như đó là một điều hiển nhiên mà cô sẽ và phải được nhận vậy.
Với cô, trên đời ai cũng phải có một người có thể bù đắp cho mình những thiếu thốn trong cuộc sống, cô tuy nghèo nhưng cô đẹp, vì vậy, sẽ có một người “có” đem lại cho cô cái hạnh phúc của sự giàu sang đó. Dù có già, có bị bạn bè vào ra, thì đã sao, miễn sao cô có một cuộc sống sung túc, được cung phụng, được thoải mái chăm chút cho nhan sắc của mình và sống thoải mái một chút. Vậy mới là đủ, là xứng, là “môn đăng hộ đối”, mọi thứ khác, liệu có đáng gì.
Học vấn thế nào, người yêu phải thế ấy
Trong tình yêu và hôn nhân, tình cảm là thứ quan trọng nhất, là thiết yếu nhất, những cái khác, dù có khiếm khuyết nhưng bằng cách này hay cách khác, đều có thể bù đắp được. Đó là cách nghĩ của hầu hết những người đang yêu, sẽ yêu, và từng một lần yêu. Song, ngày nay, vẫn có một bộ phận thế hệ @ có cách nhìn nhận về tình yêu và hôn nhân hoàn toàn khác. Không chỉ cần tương xứng đâu về tuổi tác, về vẻ bề ngoài, học thức cũng là một vấn đề được nhiều người đặt lên bàn cân khi chọn, gật đầu hay ưng một ai đó.
Nguyên, một chàng trai có học thức và trình độ, dày dặn trong nghiên cứu và thành công trong nghề. Sinh ra trong một gia đình gia giáo và cũng là người có học vị khá cao trong xã hội, nên anh cũng muốn người bạn gái, người vợ của mình phải là một người có học vị ngang anh, hoặc chí ít cũng kém anh chút thôi, có như thế, gia đình và bản thân anh mới có thể mở mày mở mặt, như thế mới cân xứng, mới có thể không bị người đời cười chê là “trông thế mà lại yêu/lấy cái con bé ấy”.
Vì thế, anh ít khi tiếp xúc hoặc nếu có cũng không mấy cởi mở với những cô gái “kém” hơn mình. Và bởi thế, ngoài những người cùng làm, ngoài những bậc “cao nhân” đã yên vị gia thất, Nguyên ít có cơ hội gặp gỡ để nhìn chứ chưa nói là chọn để yêu thương một ai đó. Và vì thế, dù đã “cứng tuổi” rồi, mà Nguyên vẫn lẻ bóng và thậm chí là chưa hề có lấy một “mối tình vắt vai”, chứ nói gì đến chuyện tương lai sau này.
Chuyện tình cảm của Nguyên như người đi giữa ban ngày mà bị bịt mắt vậy, chỉ biết chăm chăm nhìn lên cao và về trước…để kiếm tìm và so sánh, cứ ngu ngơ,….không biết đến bao giờ?
Trong tình yêu và hôn nhân, tình cảm là thứ quan trọng nhất, là thiết yếu nhất, những cái khác, dù có khiếm khuyết nhưng bằng cách này hay cách khác, đều có thể bù đắp được. Đó là cách nghĩ của hầu hết những người đang yêu, sẽ yêu, và từng một lần yêu. Song, ngày nay, vẫn có một bộ phận thế hệ @ có cách nhìn nhận về tình yêu và hôn nhân hoàn toàn khác. Không chỉ cần tương xứng đâu về tuổi tác, về vẻ bề ngoài, học thức cũng là một vấn đề được nhiều người đặt lên bàn cân khi chọn, gật đầu hay ưng một ai đó.
Nguyên, một chàng trai có học thức và trình độ, dày dặn trong nghiên cứu và thành công trong nghề. Sinh ra trong một gia đình gia giáo và cũng là người có học vị khá cao trong xã hội, nên anh cũng muốn người bạn gái, người vợ của mình phải là một người có học vị ngang anh, hoặc chí ít cũng kém anh chút thôi, có như thế, gia đình và bản thân anh mới có thể mở mày mở mặt, như thế mới cân xứng, mới có thể không bị người đời cười chê là “trông thế mà lại yêu/lấy cái con bé ấy”.
Vì thế, anh ít khi tiếp xúc hoặc nếu có cũng không mấy cởi mở với những cô gái “kém” hơn mình. Và bởi thế, ngoài những người cùng làm, ngoài những bậc “cao nhân” đã yên vị gia thất, Nguyên ít có cơ hội gặp gỡ để nhìn chứ chưa nói là chọn để yêu thương một ai đó. Và vì thế, dù đã “cứng tuổi” rồi, mà Nguyên vẫn lẻ bóng và thậm chí là chưa hề có lấy một “mối tình vắt vai”, chứ nói gì đến chuyện tương lai sau này.
Chuyện tình cảm của Nguyên như người đi giữa ban ngày mà bị bịt mắt vậy, chỉ biết chăm chăm nhìn lên cao và về trước…để kiếm tìm và so sánh, cứ ngu ngơ,….không biết đến bao giờ?
Cân xứng nên phải “sòng phẳng”
Vì những điều mình nghĩ là nên, vì những tiêu chuẩn của riêng mình, nên nhiều người cứ nghĩ, phải thế này, hay thế kia mới là “xứng đôi vừa lứa”, và như thế, họ cứ mãi chờ, đợi và kiếm tìm. Khi đã thỏa mãn được những điều đó, họ xem đó là một điều tất yếu, là quy luật phù hợp tự nhiên. Và vì, đã cân nhau, đã xứng với nhau rồi, nên phải sòng phẳng với nhau, ấy cũng là một điều nên.
Cũng như Mai, nghĩ mình đẹp nên chỉ có hàng “đại gia” mới xứng với mình, và vì đã được đại gia chiều chuộng và hứa hẹn nên mình cũng phải đáp trả lại hết mình, có như thế mới thực sự là hợp, mới là “một đôi”.
Bởi vậy, lúc đầu, nhận của người đàn ông gấp nhiều tuổi mình nhiều thứ, và bị “đòi hỏi” lại cũng không ít, Mai còn ngại, nhưng về sau, nghĩ “phải có đi có lại”, vì người ta đã là “của để dành” cho mình, thì mình cũng phải là “của để dành” của người ta. Vì thế, Mai đã không ngần ngại cho đi cái quý giá nhất của đời người con gái, và coi đó, như một sự đáp lễ, một phép trả cân đều cho “đôi lứa xứng đôi”, mà không nghĩ rồi, sẽ có lúc mình sẽ ân hận vì điều đó.
Yêu thương khác mọi thứ tình cảm khác trên đời, nó cần lắm, cần một sự chân thành hơn là những chuẩn mực riêng có hay những kì vọng và trông mong. Nếu hòa hợp và cân xứng được thì sẽ là rất hoàn hảo và vẹn tròn, nhưng nếu không, chỉ cần một tấm lòng, một thứ chân tình có thực, hạnh phúc như thế, cũng đã là nhiều.
Như Nguyên, cứ mãi đi tìm một người phù hợp, đến khi gặp được một người thực sự yêu thương thì lại không dám yêu, không dám thổ lộ, vì cái tư tưởng “cân xứng” đã quá ăn sâu vào tiềm thức và lối sống, thành ra anh đành vứt bỏ tình yêu riêng của mình để rồi lại tiếp tục cuộc hành trình kiếm và tìm, một người thực sự ‘môn đăng hộ đối’, nhưng có điều nó chỉ ở kì vọng mà thôi.
Như Mai, “cân” cho lắm, sòng phẳng cho nhiều, để rồi phải ê chề khi bị người ta dứt bỏ, mà không biết phải làm gì. Nỗi đau còn đó, nhưng thanh xuân và cả những ước mơ đã mất. Có sự cân xứng nào đánh đổi cho vừa không?
Ai đó đã nói, tình yêu bắt đầu bằng cách yêu con người thật của họ, chứ không phải yêu họ như một bức tranh bạn vẽ ra, hay trông mong một sự cân xứng, bằng không bạn chỉ yêu chính sự phản chiếu của chính bạn nơi họ. Phải, tình yêu là vậy, nó băt nguồn từ tim, chứ không phải một sự tính toán hay nghĩ ngợi nào, càng không có một khuôn mẫu nào cân bằng cho riêng một ai.
Và như thế, thật khó để tìm được cho mình một tình yêu hoàn hảo hay “môn đăng hộ đối” như một bộ phận của thế hệ @ đang vẫn, sẽ trông mong và kì vọng...
Cũng như Mai, nghĩ mình đẹp nên chỉ có hàng “đại gia” mới xứng với mình, và vì đã được đại gia chiều chuộng và hứa hẹn nên mình cũng phải đáp trả lại hết mình, có như thế mới thực sự là hợp, mới là “một đôi”.
Bởi vậy, lúc đầu, nhận của người đàn ông gấp nhiều tuổi mình nhiều thứ, và bị “đòi hỏi” lại cũng không ít, Mai còn ngại, nhưng về sau, nghĩ “phải có đi có lại”, vì người ta đã là “của để dành” cho mình, thì mình cũng phải là “của để dành” của người ta. Vì thế, Mai đã không ngần ngại cho đi cái quý giá nhất của đời người con gái, và coi đó, như một sự đáp lễ, một phép trả cân đều cho “đôi lứa xứng đôi”, mà không nghĩ rồi, sẽ có lúc mình sẽ ân hận vì điều đó.
Yêu thương khác mọi thứ tình cảm khác trên đời, nó cần lắm, cần một sự chân thành hơn là những chuẩn mực riêng có hay những kì vọng và trông mong. Nếu hòa hợp và cân xứng được thì sẽ là rất hoàn hảo và vẹn tròn, nhưng nếu không, chỉ cần một tấm lòng, một thứ chân tình có thực, hạnh phúc như thế, cũng đã là nhiều.
Như Nguyên, cứ mãi đi tìm một người phù hợp, đến khi gặp được một người thực sự yêu thương thì lại không dám yêu, không dám thổ lộ, vì cái tư tưởng “cân xứng” đã quá ăn sâu vào tiềm thức và lối sống, thành ra anh đành vứt bỏ tình yêu riêng của mình để rồi lại tiếp tục cuộc hành trình kiếm và tìm, một người thực sự ‘môn đăng hộ đối’, nhưng có điều nó chỉ ở kì vọng mà thôi.
Như Mai, “cân” cho lắm, sòng phẳng cho nhiều, để rồi phải ê chề khi bị người ta dứt bỏ, mà không biết phải làm gì. Nỗi đau còn đó, nhưng thanh xuân và cả những ước mơ đã mất. Có sự cân xứng nào đánh đổi cho vừa không?
Ai đó đã nói, tình yêu bắt đầu bằng cách yêu con người thật của họ, chứ không phải yêu họ như một bức tranh bạn vẽ ra, hay trông mong một sự cân xứng, bằng không bạn chỉ yêu chính sự phản chiếu của chính bạn nơi họ. Phải, tình yêu là vậy, nó băt nguồn từ tim, chứ không phải một sự tính toán hay nghĩ ngợi nào, càng không có một khuôn mẫu nào cân bằng cho riêng một ai.
Và như thế, thật khó để tìm được cho mình một tình yêu hoàn hảo hay “môn đăng hộ đối” như một bộ phận của thế hệ @ đang vẫn, sẽ trông mong và kì vọng...
Theo VnMedia