Mối tình đầu li kì hữu duyên vô phận Napoleon tự tay gạt đổ, nhưng cuối đời vẫn tưởng nhớ

Điềm Tâm (T.H),
Chia sẻ

Napoleon đã có được tình yêu và sự thủy chung của Eugenie nhưng cũng chính tay ông đã gạt đổ hạnh phúc của mình...

Eugenie - con gái út của một thương gia tơ lụa giàu có ở Marseille chính là mối tình đầu của Hoàng đế Napoleon vĩ đại. Dù nhỏ tuổi nhất nhà nhưng Eugenie lại rất chín chắn, trưởng thành. Eugenie và Napoleon quen biết và nảy sinh tình cảm vào mùa xuân năm 1974.

Thời điểm đó, Napoleon gần như chưa có gì trong tay. Cộng thêm dáng người lùn thấp của mình nên ông càng bị cha mẹ và anh trai của Eugenie cấm làm quen với con gái họ. Tuy nhiên cô tiểu thư Eugenie vẫn say mê ông từ cái nhìn đầu tiên. Cô gái 14 tuổi yêu vẻ mạnh mẽ, quyết đoán và cương nghị trên khuôn mặt vị tướng trẻ tuổi.

Ngay trong hôn lễ của chị gái mình, Eugenie đã nhận lời cầu hôn của Napoleon. Không còn cách nào khác, cha mẹ Eugenie ra điều kiện phải đợi tới khi cô đủ 16 tuổi sẽ cho làm lễ cưới. Napoleon chấp nhận điều kiện đưa ra.

Mối tình đầu hữu duyên vô phận giữa Hoàng đế Pháp và Hoàng hậu Thụy Điển - Ảnh 1.

Chân dung nàng Eugenie được vẽ lại bởi Joseph Karl Stieler.

Chia cách địa lý vì không chung chí hướng

Bên nhau chưa được bao lâu thì Eugenie và Napoleon phải biệt ly. Khi đó, Napoleon cần thực hiện một nhiệm vụ mà ông cho là cao cả. Eugenie vì không muốn xa người yêu hết mực can ngăn Napoleon. Cô thuyết phục ông ở lại vì tình yêu của hai người. Hai người sẽ cùng nhau trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng một cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc.

Tuy nhiên, một người đàn ông tham vọng như Napoleon sao có thể cam tâm sống một cuộc sống yên ả và bằng phẳng nơi làng quê? "Eugenie, nàng bị điên rồi sao? Nàng thực sự tin rằng ta sẽ sống ở nông trại, sẽ giúp nàng bán dây ruy-băng sao?", Napoleon giận dữ nói.

Sau đó, ông mượn toàn bộ số tiền mà Eugenie dành dụm được làm lộ phí lên đường. 98 franc đó cũng chính là khoản tiền mà Eugenie định dành để mua một bộ quần áo mới cho người mình yêu. Trước khi đi, Napoleon còn hứa với Eugenie rằng sau này cô nhất định sẽ trở thành phu nhân của ông. Eugenie chỉ còn biết ở lại quê nhà chờ người yêu trở về. Suốt thời gian xa nhau, họ gửi gắm tâm tình qua những lá thư viết tay.

Tấm lòng thủy chung, kiên định của cô gái Marseille bất chấp người tình sa cơ

Năm 1794, Napoleon được cử tới nước cộng hòa Genoa cực kỳ nghèo khó. Mặc dù khó khăn nhưng ông vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Về lý mà nói, Napoleon là một công thần nhưng khi quay về Nice không lâu, ông lại bị bắt giam và giam cầm trong một pháo đài gần Antibes.

Mối tình đầu hữu duyên vô phận giữa Hoàng đế Pháp và Hoàng hậu Thụy Điển - Ảnh 2.

Chân dung Napoleon

Trong thời gian bị cầm tù, Napoleon rất nhớ Eugenie. Ông thường xuyên hôn lên món đồ đeo trước ngực mà cô tặng. Biết tin Napoleon bị bắt, Eugenie đã hết sức lo lắng. Sau nhiều lần khóc cạn nước mắt, cuối cùng cô quyết định lấy hết can đảm tới nhà tù ở Nice thăm Napoleon.

Eugenie dùng nước mắt để làm động lòng mấy viên cai ngục với mục đích đem gói đồ vào cho Napoleon. Sau này mỗi khi nhớ lại chuyện này, Napoleon cũng không khỏi bùi ngùi xúc động: "Gói đồ mà Eugenie mang vào lúc bấy giờ là tình thương, dũng khí và sức mạnh là đức tin để tôi thoát khỏi xiềng xích". Vì vậy, ngay khi ra tù, Napoleon đã ngỏ lời cầu hôn Eugenie nhưng cô khước vì muốn chờ tới năm 16 tuổi.

Mối tình đẹp tan vỡ vì một người thay lòng

Năm 26 tuổi, Napoleon chính thức trở thành anh hùng dẹp loạn tại Paris. Có trong tay danh tiếng và tiền bạc, ông bắt đầu quen biết nhiều phu nhân thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Như một lẽ tự nhiên, Napoleon nhanh chóng bị những người phụ nữ quý tộc xinh đẹp quyến rũ và tình yêu đối với Eugenie dần bị ông lãng quên.

Napoleon sau đó rơi vào vòng xoáy tình ái với Josephine - một quả phụ đã có hai đứa con. Cũng nhờ có các mối quan hệ của Josephine mà Napoleon được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh bên Ý.

Về phần mình, sau một năm bặt vô âm tín, Eugenie quyết định lên Paris tìm vị hôn phu. Trái ngang thay, ngày Eugene gặp được Napoleon cũng chính là lúc ông tuyên bố kết hôn với Josephine. Nghe xong tin này, Eugenie như bị sét đánh ngang tai. Cô thốt lên từ "không" rồi ném chai rượu lên chiếc váy trắng mà tình địch đang mặc vì quá đau đớn và xúc động. Sau đó, Eugenie một mình bỏ đi trong cơn mưa tầm tã.

Mối tình đầu hữu duyên vô phận giữa Hoàng đế Pháp và Hoàng hậu Thụy Điển - Ảnh 3.

Tức giận và tuyệt vọng, Eugenie nhảy xuống sông tự vẫn. Rất may, tướng Bernadotte đã kịp thời tới cứu cô. Cảm phục trước tình cảm chân thành, thủy chung của Eugenie, Bernadotte đã cầu hôn cô nhưng Eugenie thẳng thừng từ chối. Cô gái cố chấp cho rằng cả đời người phụ nữ sẽ chỉ yêu một lần và một người duy nhất. Ngày hôm sau, cô rời khỏi Paris với trái tim như bị ngàn mũi kim đâm phải.

Năm 1798, Eugenie quay lại Paris và lần này cô đã không từ chối lời cầu hôn của tướng Bernadotte. Sau này, Bernadotte trở thành Quốc vương Thụy Điển và Eugenie chính thức ngồi lên vị trí Hoàng hậu cao quý của đất nước này. Năm 1799, Napoleon được cử làm "tổng tài" cai trị nước Pháp rồi từ đó xưng Hoàng đế. Mối tình năm xưa giữa Quốc vương Pháp và Hoàng hậu Thụy Điển lúc này không còn được nhiều người nhắc đến.

Tháng 5 năm 1821, Napoleon mất tại miền đông nam châu Phi. Tương truyền trên tay ông vẫn giữ chặt cuốn nhật ký mà Eugenie đã viết về mối tình đầu của hai người.

Napoleon được biết đến như một nhà thông thái và một vị tướng - vị vua tài ba trong lịch sử nước Pháp. Ngoài tài năng quân sự kiệt xuất, Napoleon còn có tài chinh phục trái tim của phụ nữ. Những bức thư tình chan chứa yêu thương của ông đến nay vẫn còn khiến trái tim của các cô gái thời nay thổn thức. Tên tuổi của Napoleon trong lịch sử gắn liền với những câu chuyện tình ái ly kỳ, trong đó có mối tình đầu của ông với Bernadine Eugenie Desiree Clary, người sau này trở thành Hoàng Hậu Thụy Điển.

Chia sẻ