Mối nguy từ những ngôi nhà không có cửa sổ
Sinh hoạt và làm việc trong môi trường kín mít, tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với sức khỏe con người.
Hiện nay, nhiều TP đang có xu hướng xây dựng các ngôi nhà “đóng hộp” với những căn phòng kín, không có cửa sổ, tách biệt với bên ngoài, sử dụng máy lạnh để điều hòa không khí. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo điều này nguy hiểm đối với sức khỏe do khí độc tích tụ, bí hơi, ẩm mốc...
Nồng độ khí độc cao
Trong một đề tài nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, các nhà khoa học đã đo nồng độ khí phóng xạ radon tại nhiều điểm ngoài trời và trong nhà quanh khu vực Hà Nội. Kết quả cho thấy tại 231 địa điểm ngoài trời, nồng độ khí radon đo được ở nơi cao nhất là 58 đơn vị Bq/m3, thấp nhất là 4 Bq/m3, tính trung bình là 17 đơn vị Bq/m3. Tuy nhiên, khi đo tại 40 địa điểm trong phòng thì cho kết quả cao hơn nhiều, nơi cao nhất là 138 Bq/m3, nơi thấp nhất là 7,2 Bq/m3, trung bình là 38 Bq/m3. Trong khi đó, ở các nước khác trên thế giới và trong khu vực, nồng độ này chỉ ở mức 26 Bq/m3. Đáng lưu ý hơn, nồng độ radon đo được trong lần này cao hơn so với kết quả khảo sát năm 1996. Theo giải thích của các nhà khoa học, sự tăng cao này có liên quan đến việc tăng mật độ nhà, nhà cao tầng và các phòng lạnh kín.
Theo TS Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, nồng độ khí radon trong không khí càng cao càng đe dọa đến sức khỏe con người. Radon không chỉ là một loại khí trơ mà là khí phóng xạ. Là khí trơ về hóa, khi sinh ra trong tự nhiên, các nguyên tử radon không liên kết với các nguyên tử vật chất khác trong các vật thể chủ, như vật liệu xây dựng, đất đá và những khoáng vật khác nên chúng dễ dàng chui qua các vết rạn và lỗ trống rất nhỏ trong các lớp đất, đá, tường và nền nhà rồi khuếch tán vào không khí, vào các căn phòng, từ đó con người có thể hít vào phổi. Cuối cùng, các hạt nhân radon phân rã thành chuỗi nhiều hạt nhân con cháu, trong đó nguy hiểm nhất là đồng vị phóng xạ Polonium Po-218, khi vào cơ thể người có thể gây ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể, tác động tiêu cực đến cơ chế phân chia tế bào, có khả năng gây ung thư rất cao, đặc biệt là ung thư phổi. Thời gian hít thở không khí chứa radon càng lâu cũng khiến con người bị ảnh hưởng càng nhiều.
Nghiên cứu đã chứng minh, những nơi nồng độ radon lớn chính là các căn phòng bịt kín, không thoáng mát, các tầng hầm của các tòa nhà lớn, các ngôi nhà làm bằng vật liệu chứa hàm lượng uranium cao... Sau nghiên cứu nói trên, TS Trịnh Văn Giáp cho rằng các TP cần quan tâm đến vấn đề này, cần chú ý việc xác định nồng độ khí phóng xạ radon để cảnh báo và khắc phục nếu thấy có nguy cơ cao.
Chứa nhiều mầm bệnh
Không chỉ có khí độc, các căn phòng kín còn chứa đựng nhiều nguy cơ khác. Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng - Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM, các căn phòng bịt kín hầu hết đều dùng máy lạnh. Khi thời tiết nóng nực, nhiều người thích để nhiệt độ thật thấp để có cảm giác mát lạnh. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ trong phòng và ngoài môi trường chênh nhau từ 50C trở lên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi đi ra vào phòng, cơ thể không kịp thích nghi với chênh lệch nhiệt độ quá cao, có thể dẫn đến bị sốt hoặc lâu dài có thể gây bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, máy lạnh cũng khiến phòng luôn có độ ẩm cao, là nơi tạo điều kiện cho nhiều loài nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp. Nếu không có hệ thống thông gió và luân chuyển không khí hiệu quả, quá nhiều người ở trong một căn phòng kín còn khiến lượng khí ôxy bị cạn và sinh ra nhiều CO2, dễ làm những người trong phòng có cảm giác ngột ngạt, khó thở, đau đầu, đau nhức xương, mỏi cơ, đau khô họng, ho, hắt hơi, khô da, ngứa, buồn ngủ... Các máy móc, thiết bị trong phòng như máy photocopy, máy fax, vi tính... cũng góp phần tạo ra khí độc CO2 và nhiều khí độc dễ gây bệnh đường hô hấp.
Một cuộc khảo sát do Bộ Y tế thực hiện trên 305 nhân viên bưu điện và ngân hàng cho thấy 74% thường đau và khô họng; 75% - 85% nhức mỏi mắt; 73% đau đầu, chóng mặt; 30% tức ngực, khó thở; 39% bị khô da, mẩn ngứa... Nguyên nhân được xác định là do không khí trong phòng của những tòa nhà cao tầng không lưu thông nên môi trường làm việc, sinh hoạt bị thiếu ôxy, không khí bị ô nhiễm bởi các thiết bị, vật dụng, máy móc...
Ông Tước cho biết thêm một mối nguy nữa là nhiều tòa nhà mới xây dựng có xu hướng sử dụng kính thay cho xây tường. Với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, việc sử dụng kính nhiều như vậy rất có hại cho môi trường và sức khỏe của những người sống trong tòa nhà.
Nồng độ khí độc cao
Trong một đề tài nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, các nhà khoa học đã đo nồng độ khí phóng xạ radon tại nhiều điểm ngoài trời và trong nhà quanh khu vực Hà Nội. Kết quả cho thấy tại 231 địa điểm ngoài trời, nồng độ khí radon đo được ở nơi cao nhất là 58 đơn vị Bq/m3, thấp nhất là 4 Bq/m3, tính trung bình là 17 đơn vị Bq/m3. Tuy nhiên, khi đo tại 40 địa điểm trong phòng thì cho kết quả cao hơn nhiều, nơi cao nhất là 138 Bq/m3, nơi thấp nhất là 7,2 Bq/m3, trung bình là 38 Bq/m3. Trong khi đó, ở các nước khác trên thế giới và trong khu vực, nồng độ này chỉ ở mức 26 Bq/m3. Đáng lưu ý hơn, nồng độ radon đo được trong lần này cao hơn so với kết quả khảo sát năm 1996. Theo giải thích của các nhà khoa học, sự tăng cao này có liên quan đến việc tăng mật độ nhà, nhà cao tầng và các phòng lạnh kín.
Phòng làm việc không thoáng khí dễ gây hại sức khỏe. Ảnh: N.HỮU
Theo TS Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, nồng độ khí radon trong không khí càng cao càng đe dọa đến sức khỏe con người. Radon không chỉ là một loại khí trơ mà là khí phóng xạ. Là khí trơ về hóa, khi sinh ra trong tự nhiên, các nguyên tử radon không liên kết với các nguyên tử vật chất khác trong các vật thể chủ, như vật liệu xây dựng, đất đá và những khoáng vật khác nên chúng dễ dàng chui qua các vết rạn và lỗ trống rất nhỏ trong các lớp đất, đá, tường và nền nhà rồi khuếch tán vào không khí, vào các căn phòng, từ đó con người có thể hít vào phổi. Cuối cùng, các hạt nhân radon phân rã thành chuỗi nhiều hạt nhân con cháu, trong đó nguy hiểm nhất là đồng vị phóng xạ Polonium Po-218, khi vào cơ thể người có thể gây ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể, tác động tiêu cực đến cơ chế phân chia tế bào, có khả năng gây ung thư rất cao, đặc biệt là ung thư phổi. Thời gian hít thở không khí chứa radon càng lâu cũng khiến con người bị ảnh hưởng càng nhiều.
Nghiên cứu đã chứng minh, những nơi nồng độ radon lớn chính là các căn phòng bịt kín, không thoáng mát, các tầng hầm của các tòa nhà lớn, các ngôi nhà làm bằng vật liệu chứa hàm lượng uranium cao... Sau nghiên cứu nói trên, TS Trịnh Văn Giáp cho rằng các TP cần quan tâm đến vấn đề này, cần chú ý việc xác định nồng độ khí phóng xạ radon để cảnh báo và khắc phục nếu thấy có nguy cơ cao.
Chứa nhiều mầm bệnh
Không chỉ có khí độc, các căn phòng kín còn chứa đựng nhiều nguy cơ khác. Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng - Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM, các căn phòng bịt kín hầu hết đều dùng máy lạnh. Khi thời tiết nóng nực, nhiều người thích để nhiệt độ thật thấp để có cảm giác mát lạnh. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ trong phòng và ngoài môi trường chênh nhau từ 50C trở lên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi đi ra vào phòng, cơ thể không kịp thích nghi với chênh lệch nhiệt độ quá cao, có thể dẫn đến bị sốt hoặc lâu dài có thể gây bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, máy lạnh cũng khiến phòng luôn có độ ẩm cao, là nơi tạo điều kiện cho nhiều loài nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp. Nếu không có hệ thống thông gió và luân chuyển không khí hiệu quả, quá nhiều người ở trong một căn phòng kín còn khiến lượng khí ôxy bị cạn và sinh ra nhiều CO2, dễ làm những người trong phòng có cảm giác ngột ngạt, khó thở, đau đầu, đau nhức xương, mỏi cơ, đau khô họng, ho, hắt hơi, khô da, ngứa, buồn ngủ... Các máy móc, thiết bị trong phòng như máy photocopy, máy fax, vi tính... cũng góp phần tạo ra khí độc CO2 và nhiều khí độc dễ gây bệnh đường hô hấp.
Một cuộc khảo sát do Bộ Y tế thực hiện trên 305 nhân viên bưu điện và ngân hàng cho thấy 74% thường đau và khô họng; 75% - 85% nhức mỏi mắt; 73% đau đầu, chóng mặt; 30% tức ngực, khó thở; 39% bị khô da, mẩn ngứa... Nguyên nhân được xác định là do không khí trong phòng của những tòa nhà cao tầng không lưu thông nên môi trường làm việc, sinh hoạt bị thiếu ôxy, không khí bị ô nhiễm bởi các thiết bị, vật dụng, máy móc...
Ông Tước cho biết thêm một mối nguy nữa là nhiều tòa nhà mới xây dựng có xu hướng sử dụng kính thay cho xây tường. Với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, việc sử dụng kính nhiều như vậy rất có hại cho môi trường và sức khỏe của những người sống trong tòa nhà.
Theo Nld