Mỗi ngày một máy bay rơi: Thi nhau truyền tay bí kíp sống sót trên máy bay
Chỉ trong 3 ngày liên tiếp đã có đến 3 vụ máy bay rơi gây hoang mang, sợ hãi cho tất cả mọi người trên thế giới. Bệnh "sợ máy bay" tăng dần, nhiều người hủy các chuyến bay quốc tế, tiếp viên hàng không bị sốc, người người truyền tay bí kíp sống sót trên máy bay...
Chỉ trong vòng 1 tuần đã có đến 4 thảm họa máy bay, trong đó có 3 thảm họa liên tiếp nhau trong 3 ngày từ 24/7 đến 26/7.
Thông tin máy bay Ấn Độ rơi bắt đầu hiện lên trên Newsfeed facebook tối 25/7.
7 ngày trước, vào 17/7, máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia đã bị bắn hạ trên bầu trời miền đông Ukraine, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay, trong đó có 193 người Hà Lan, 10 người Anh, 4 người Đức, 4 người Bỉ, cùng hàng chục người Malaysia, Úc và Indonesia, thiệt mạng.
Vào ngày thứ tư 23/7, một máy bay của hãng TransAsia Airways của Đài Loan đã bị rơi khi đang cố gắng hạ cánh trong mưa bão, khiến 48 hành khách, trong đó có 2 sinh viên y khoa Pháp, thiệt mạng.
Ngày 24/7, máy bay mang số hiệu AH5017 Air Algerie của Algeria đã mất tích trên bầu trời Mali cùng 116 người. Theo thông tin mới nhất máy bay đã rơi ở vùng sa mạc ở miền bắc Mali. 116 người, trong đó có 51 người Pháp, đã thiệt mạng.
Và hôm qua, ngày 25/7, bảy quân nhân đi trên một chiếc trực thăng quân sự hạng nhẹ Dhruv đã thiệt mạng sau khi máy bay này rơi ở miền bắc Ấn Độ lúc 17g
Người dân hủy chuyến vì sợ đi máy bay
Anh Huy Vũ, 34 tuổi, hiện đang làm việc tại Nha Trang, cho biết: "Gia đình tôi ở Sài Gòn nhưng do có một dự án trong 3 tháng phải ở Nha Trang nên tôi cũng thường xuyên bay ra bay vào. Mấy hôm nay, mẹ tôi cũng gọi nói rằng đặt vé tàu đi cho an toàn và rẻ chứ đi máy bay nguy hiểm quá. Thật tình tôi cũng hơi hoang mang nhưng vì công việc, không có thời gian nhiều để mất 1 ngày ngồi tàu nên đi máy bay cho nhanh. Bây giờ mỗi lần bay cũng run lắm!".
Chiều 24/7 vừa qua, chị N.T.Thanh, 25 tuổi, có chuyến bay từ Việt Nam đi Luxembourg vào lúc 8 giờ tối, cùng thời điểm thông tin về chiếc máy bay AH5017 của Algeria mất tích, càng làm cho những người thân của chị phải "đứng ngồi không yên". Một người bạn của chị Thanh chia sẻ: "Từ lúc nó lên máy bay là tôi lo lắng suốt, đến 5 giờ chiều hôm sau nó thông báo đã đến nơi an toàn, mọi người thở phào nhẹ nhõm ngay. Chưa bao giờ cảm thấy lo sợ khi có người thân trên một chuyến bay đi nước ngoài như thời điểm này".
Trước giờ lên máy bay, nhiều hành khách tỏ vẻ căng thẳng. Ảnh chụp tại phòng chờ cách ly ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo thông tin được biết, ở công ty Vietravel, đã có nhóm khách hàng đầu tiên hủy tour đi Malaysia. Chị Phạm Hà Anh, đại diện của công ty cho biết: "Tour kết hợp Singapore – Malaysia tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn chưa có khách nào hủy".
Nhiều trạng thái hoang mang từ cư dân facebook.
Những ai sắp có chuyến du lịch bằng máy bay đều không tránh khỏi lo lắng trong tình hình này.
"Đó là công sở, là nhà của chúng tôi trong rất nhiều giờ. Nó là nơi chúng tôi cảm thấy an toàn mỗi khi phục vụ đồ ăn nước uống, thực hiện các nghĩa vụ an toàn, hay trò chuyện với các đồng nghiệp và bạn bè, đùa cợt, “buôn dưa lê” với nhau. Một hãng hàng không hứng chịu hai thảm kịch chỉ trong vòng bốn tháng là chuyện không thể tưởng tượng nổi" - tiếp viên chia sẻ - "Rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã nói với tôi rằng họ không biết có thể tiếp tục công việc này hay không. Thật không may là tôi không có lời khuyên nào dành cho họ. Không có cách nào để xóa đi nỗi đau và sự lo sợ mà rất nhiều người cảm nhận sau thảm họa này. "
Dải ruy băng đen mà tiếp viên nhiều hãng hàng không đeo sau thảm họa MH17 để tưởng nhớ các đồng nghiệp đã ngã xuống - Ảnh: CNN
Dù phải cố gắng nở những nụ cười thân thiện nhưng nhiều tiếp viên của Malaysia Airlines bị tổn thương tinh thần nặng nề sau thảm kịch MH17 và trước đó không lâu là MH370.
EuroNews dẫn lời chủ tịch công đoàn tiếp viên hàng không quốc gia của Malaysia (NUFAM) Ismail Nasaruddin nói một số tiếp viên đã khóc khi đang làm nhiệm vụ, một số không thể làm việc được vì chấn thương tâm lý.
Để thể hiện niềm tiếc thương đối với các đồng nghiệp đã tử nạn trên MH370, MH17, GE222 và AH5017, những ngày qua, các tiếp viên hàng không trên toàn thế giới đã đồng loạt đeo ruy băng đen trong khi làm nhiệm vụ.
Làm thế nào để sống sót khi máy bay rơi?
Đó là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong thời điểm này. Một phần ba những người thiệt mạng do rơi máy bay đáng lẽ có thể sống sót nếu thực hiện đúng các chỉ dẫn đề phòng. Theo Wikihow, "thời gian vàng" của việc thoát thân trong một vụ tai nạn máy bay thường chỉ kéo dài tối đa khoảng 2 phút. Do đó hãy lắng nghe chỉ dẫn của các tiếp viên và tiến tới cửa thoát hiểm một cách nhanh nhất, đồng thời thoát ra ngoài máy bay mà mất ít thời gian nhất có thể.
Theo quan điểm của chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam, mặc dù các tai nạn máy bay dồn dập trong thời gian này làm chúng ta sốc và không thể không có chút lo lắng về an toàn hàng không. Nhưng, khi cảm xúc đã bớt đi, cũng cần nhìn vào các con số biết nói để công bằng hơn cho hàng không. Rõ ràng, hiện máy bay vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất mà trí tuệ con người đã sáng tạo ra. “Người làm hàng không như tôi và đi lại bằng máy bay rất nhiều lại càng tin điều đó”, ông Nam nói.
Thông tin máy bay Ấn Độ rơi bắt đầu hiện lên trên Newsfeed facebook tối 25/7.
7 ngày trước, vào 17/7, máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia đã bị bắn hạ trên bầu trời miền đông Ukraine, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay, trong đó có 193 người Hà Lan, 10 người Anh, 4 người Đức, 4 người Bỉ, cùng hàng chục người Malaysia, Úc và Indonesia, thiệt mạng.
Vào ngày thứ tư 23/7, một máy bay của hãng TransAsia Airways của Đài Loan đã bị rơi khi đang cố gắng hạ cánh trong mưa bão, khiến 48 hành khách, trong đó có 2 sinh viên y khoa Pháp, thiệt mạng.
Ngày 24/7, máy bay mang số hiệu AH5017 Air Algerie của Algeria đã mất tích trên bầu trời Mali cùng 116 người. Theo thông tin mới nhất máy bay đã rơi ở vùng sa mạc ở miền bắc Mali. 116 người, trong đó có 51 người Pháp, đã thiệt mạng.
Và hôm qua, ngày 25/7, bảy quân nhân đi trên một chiếc trực thăng quân sự hạng nhẹ Dhruv đã thiệt mạng sau khi máy bay này rơi ở miền bắc Ấn Độ lúc 17g
Người dân hủy chuyến vì sợ đi máy bay
Anh Huy Vũ, 34 tuổi, hiện đang làm việc tại Nha Trang, cho biết: "Gia đình tôi ở Sài Gòn nhưng do có một dự án trong 3 tháng phải ở Nha Trang nên tôi cũng thường xuyên bay ra bay vào. Mấy hôm nay, mẹ tôi cũng gọi nói rằng đặt vé tàu đi cho an toàn và rẻ chứ đi máy bay nguy hiểm quá. Thật tình tôi cũng hơi hoang mang nhưng vì công việc, không có thời gian nhiều để mất 1 ngày ngồi tàu nên đi máy bay cho nhanh. Bây giờ mỗi lần bay cũng run lắm!".
Chiều 24/7 vừa qua, chị N.T.Thanh, 25 tuổi, có chuyến bay từ Việt Nam đi Luxembourg vào lúc 8 giờ tối, cùng thời điểm thông tin về chiếc máy bay AH5017 của Algeria mất tích, càng làm cho những người thân của chị phải "đứng ngồi không yên". Một người bạn của chị Thanh chia sẻ: "Từ lúc nó lên máy bay là tôi lo lắng suốt, đến 5 giờ chiều hôm sau nó thông báo đã đến nơi an toàn, mọi người thở phào nhẹ nhõm ngay. Chưa bao giờ cảm thấy lo sợ khi có người thân trên một chuyến bay đi nước ngoài như thời điểm này".
Trước giờ lên máy bay, nhiều hành khách tỏ vẻ căng thẳng. Ảnh chụp tại phòng chờ cách ly ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo thông tin được biết, ở công ty Vietravel, đã có nhóm khách hàng đầu tiên hủy tour đi Malaysia. Chị Phạm Hà Anh, đại diện của công ty cho biết: "Tour kết hợp Singapore – Malaysia tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn chưa có khách nào hủy".
Khảo sát tại các hãng lữ hành khác
Amitours, Hello World Travel, tuy hiện tượng hủy tour chưa xuất hiện,
nhưng nhiều khách hàng vẫn lo lắng về vấn đề an toàn hàng không. Những
khách lo lắng nhất thường là người mua tour nước ngoài. Tâm lý khách mua
tour nội địa ít bị ảnh hưởng hơn, các hãng cho hay.
Nhiều trạng thái hoang mang từ cư dân facebook.
Những ai sắp có chuyến du lịch bằng máy bay đều không tránh khỏi lo lắng trong tình hình này.
Tiếp viên hàng không vẫn chưa hết "sốc"
Trên CNN, một tiếp viên giấu tên của một hãng hàng không Anh viết bài tâm sự về tâm trạng và cảm nhận chung của giới tiếp viên hàng không sau hàng loạt thảm họa rơi máy bay vừa qua.
Trên CNN, một tiếp viên giấu tên của một hãng hàng không Anh viết bài tâm sự về tâm trạng và cảm nhận chung của giới tiếp viên hàng không sau hàng loạt thảm họa rơi máy bay vừa qua.
"Đó là công sở, là nhà của chúng tôi trong rất nhiều giờ. Nó là nơi chúng tôi cảm thấy an toàn mỗi khi phục vụ đồ ăn nước uống, thực hiện các nghĩa vụ an toàn, hay trò chuyện với các đồng nghiệp và bạn bè, đùa cợt, “buôn dưa lê” với nhau. Một hãng hàng không hứng chịu hai thảm kịch chỉ trong vòng bốn tháng là chuyện không thể tưởng tượng nổi" - tiếp viên chia sẻ - "Rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã nói với tôi rằng họ không biết có thể tiếp tục công việc này hay không. Thật không may là tôi không có lời khuyên nào dành cho họ. Không có cách nào để xóa đi nỗi đau và sự lo sợ mà rất nhiều người cảm nhận sau thảm họa này. "
Dải ruy băng đen mà tiếp viên nhiều hãng hàng không đeo sau thảm họa MH17 để tưởng nhớ các đồng nghiệp đã ngã xuống - Ảnh: CNN
Dù phải cố gắng nở những nụ cười thân thiện nhưng nhiều tiếp viên của Malaysia Airlines bị tổn thương tinh thần nặng nề sau thảm kịch MH17 và trước đó không lâu là MH370.
EuroNews dẫn lời chủ tịch công đoàn tiếp viên hàng không quốc gia của Malaysia (NUFAM) Ismail Nasaruddin nói một số tiếp viên đã khóc khi đang làm nhiệm vụ, một số không thể làm việc được vì chấn thương tâm lý.
Để thể hiện niềm tiếc thương đối với các đồng nghiệp đã tử nạn trên MH370, MH17, GE222 và AH5017, những ngày qua, các tiếp viên hàng không trên toàn thế giới đã đồng loạt đeo ruy băng đen trong khi làm nhiệm vụ.
Làm thế nào để sống sót khi máy bay rơi?
Đó là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong thời điểm này. Một phần ba những người thiệt mạng do rơi máy bay đáng lẽ có thể sống sót nếu thực hiện đúng các chỉ dẫn đề phòng. Theo Wikihow, "thời gian vàng" của việc thoát thân trong một vụ tai nạn máy bay thường chỉ kéo dài tối đa khoảng 2 phút. Do đó hãy lắng nghe chỉ dẫn của các tiếp viên và tiến tới cửa thoát hiểm một cách nhanh nhất, đồng thời thoát ra ngoài máy bay mà mất ít thời gian nhất có thể.
Theo quan điểm của chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam, mặc dù các tai nạn máy bay dồn dập trong thời gian này làm chúng ta sốc và không thể không có chút lo lắng về an toàn hàng không. Nhưng, khi cảm xúc đã bớt đi, cũng cần nhìn vào các con số biết nói để công bằng hơn cho hàng không. Rõ ràng, hiện máy bay vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất mà trí tuệ con người đã sáng tạo ra. “Người làm hàng không như tôi và đi lại bằng máy bay rất nhiều lại càng tin điều đó”, ông Nam nói.
Thoát thân khỏi tai nạn máy bay tùy vào tình huống cụ thể: Nếu rơi khỏi một chiếc máy bay ở độ cao 3500m, chúng ta chỉ có khoảng 60s ở trên không trước khi lao xuống mặt đất. Với vận tốc rơi khoảng 58m/s như vậy, bạn sẽ không có nhiều thời gian để suy nghĩ, vì vậy hãy nhanh chóng gạt bỏ nỗi sợ hãi và đi tìm nguồn sáng sống sót nhỏ nhoi. Nước. Chắc chắn là với tốc độ rơi khủng khiếp như vậy, cú va chạm với mặt nước sẽ không thoải mái như khi chúng ta đi công viên nước nhưng ít ra chúng ta sẽ không chết. Tuy nhiên, khi rơi từ độ cao đó xuống, chiều sâu của khối nước phải đạt ít nhất là 4m thì bạn mới có cơ hội sống sót. Hãy tránh lao xuống nước khi đang ở tư thế úp mặt hoặc nằm ngửa. Cây cối. Khi rơi từ trên cao xuống, bạn không thể biết chắc được cấu trúc của những cành cây bên dưới cũng như độ chắc khỏe của những cành cây đó. Tuy nhiên, Alkemade cũng đã sống sót nhờ rơi xuyên qua những cành cây và được đỡ bởi lớp tuyết dày. Nếu như không thể tìm thấy khối nước nào xung quanh, hãy cố nhắm đến cây cối và hi vọng không có những cành cây quá lớn trên đường rơi của bạn. Cấu trúc rỗng. Khi bạn không thể tìm thấy những cái cây đủ to và cũng không tìm thấy bể bơi giữa trùng trùng điệp điệp những nóc nhà. Lúc này, sự lựa chọn tốt nhất của bạn là những những nóc nhà mái tôn, những thùng xe tải lớn hay thậm chí là những chiếc xe 7 chỗ. Hi vọng rằng những những thứ mà bạn rơi vào sẽ vỡ vụn, tuy bạn sẽ phải đền bù một số tiền kha khá cho gia chủ nhưng hãy vui lên vì bạn có cơ hội sống sót. Điểm chung mà những phương pháp này muốn nhắm tới là muốn lực rơi phân bố ra những cấu trúc không quá cứng ở xung quanh, điều này sẽ giúp cho bạn tránh được những thương tổn nghiêm trọng. |